(VNMedia) - Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên bị ảnh hưởng bởi các tia UV cường độ mạnh gây hại đến sức khỏe con người khá lớn, đặc biệt là khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội có cường độ tia UV khá mạnh, nhất là những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của con người. Tia UV có tác dụng tổng hợp vitamin D nhưng khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, tia sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Số Tạp chí Life Balance OSHE này, xin trân trọng giới thiệu tới Quý độc giả những thông tin về tia UV, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cũng như một số cách phòng tránh tác hại của tia UV.
Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại, nó tồn tại kể cả khi trời mưa âm u, ở bóng râm hay cả khi chúng ta ở trong nhà kính, tia UV là tia có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X, tần số cao và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Bức xạ tia cực tím (UV) bao phủ dải bước sóng từ 100–400 nm, là tần số cao hơn và bước sóng thấp hơn ánh sáng có thể nhìn thấy được. Bức xạ tia cực tím đến tự nhiên từ mặt trời, nhưng cũng có thể được tạo ra bởi các nguồn nhân tạo được sử dụng trong công nghiệp, thương mại và giải trí.
Bức xạ tia cực tím được phân thành ba loại chính: tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím C (UVC), dựa trên bước sóng.
UVR và những con số
|
Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển, tất cả UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi ozone, hơi nước, oxy và carbon dioxide. Bức xạ UVA ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển. Do đó, bức xạ UV đến bề mặt trái đất phần lớn bao gồm UVA với một thành phần nhỏ UVB. Bức xạ UVA và UVB đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng UVA thâm nhập sâu hơn vào da và liên tục hơn trong suốt cả năm.
Nội dung chi tiết mời Quý vị độc giả theo dõi dưới đây: