(VNMedia) - Không thể cộng tác động từ ba yếu tố ảnh hưởng khác nhau để tính tổng thể tác động của ô nhiễm không khí lên tăng trưởng kinh tế vì cần phải tính đến sự tương tác của các yếu tố. Về lý thuyết, những yếu tố này khi tương tác có thể ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực. Theo dự báo với tất cả các hạng mục, tổn thất về GDP lớn hơn tổng thiệt hại mà ba yếu tố riêng lẻ gây ra. Ở cấp độ toàn cầu, tác động này là nhỏ (dưới 0,1% GDP vào năm 2060), nhưng đối với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho GDP.
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ NĂNG SUẤT NÔNG NGHIỆP
Tác động đáng lo ngại nhất của ô nhiễm không khí là số lượng lớn các ca tử vong. Số người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời dự kiến sẽ tăng từ 3 triệu người trên toàn cầu vào năm 2010 lên 6-9 triệu người vào năm 2060.
Sự gia tăng này không chỉ do nồng độ PM₂.₅ và ozone cao hơn, mà còn do dân số ngày càng già hóa và quá trình đô thị hóa, dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn. Số ca tử vong sớm được phân bổ không đồng đều trên toàn thế giới. Số tử vong cao nhất nằm ở các nền kinh tế ngoài OECD, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các khu vực này cũng sẽ có mức tăng cao nhất về số ca tử vong đến năm 2060. Mức tăng nhỏ hơn được dự đoán nằm ở các nước OECD, với số ca tử vong tăng từ khoảng 430 nghìn người năm 2010 lên khoảng 570-580 nghìn người năm 2060, dự kiến tăng đáng kể nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nồng độ PM₂.₅ và ozone được dự kiến ngày càng tăng cũng sẽ dẫn đến nhiều ca bệnh hơn, điều này có nghĩa là nhiều người sẽ phải nhập viện hơn, chi phí y tế tăng và số ngày làm việc giảm dẫn đến giảm thiểu năng suất lao động (Bảng 1). Số ca viêm phế quản được dự báo sẽ tăng lên đáng kể từ 12-36 triệu ca mắc mới mỗi năm ở trẻ em từ 6-12 tuổi và từ 3,5-10 triệu ca bệnh ở người lớn. Trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh hen suyễn, với số ngày có triệu chứng bệnh ngày càng tăng đối ở trẻ em từ 5-19 tuổi. Số ca bệnh tăng đồng nghĩa với số ca phải nhập viện tăng, dự kiến tăng từ 3.6 triệu ca nhập viện năm 2010 lên 11 triệu ca vào năm 2060.
Những trường hợp đau ốm cũng ảnh hưởng đến các hoạt động công việc thường nhật. Vào năm 2060, số ngày làm việc bị mất trên toàn cầu được dự đoán là khoảng 3,75 tỷ ngày. Nhưng cũng sẽ ngày càng có nhiều ngày với các hoạt động thứ yếu bị hạn chế. Nồng độ cao của các chất ô nhiễm, đặc biệt là ôzôn, cũng làm giảm năng suất cây trồng và do đó ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Theo tính toán của TM5-FASST, cũng giống với tính toán của các tài liệu lớn hơn, năng suất cây trồng được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực ở tất cả các vùng miền với mức độ ảnh hưởng khác biệt giữa các vùng và loại cây trồng khác nhau. Ở nhiều vùng, lúa mì và hạt dầu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các loại cây trồng khác, với mức độ thiệt hại cao ở một số nước OECD, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
CHI PHÍ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ở cấp độ toàn cầu, các tác động của ô nhiễm không khí đến năng suất lao động và chi tiêu cho y tế tiếp tục gia tăng đáng kể so với GDP. Ngược lại, các tác động của ô nhiễm lên nông nghiệp là tương đối ổn định theo thời gian, tính theo tỉ lệ phần trăm GDP. Tóm lại, tổng chi phí thị trường hàng năm của ô nhiễm không khí ngoài trời được dự báo sẽ tăng từ 0,3% vào năm 2015 lên 1% vào năm 2060, tính theo GDP là gần như ổn định, trong khi đó chi phí gián tiếp tăng nhanh theo thời gian.
Ba tác động tới thị trường của ô nhiễm không khí là: giảm năng suất lao động; tăng chi phí y tế và thiệt hại về năng suất cây trồng. Tất cả đều đưa đến dự báo là GDP sẽ giảm so với mức GDP đã loại trừ tác động của ô nhiễm đối với nền kinh tế (Hình 6).
Hai cơ chế quan trọng đóng vai trò then chốt ở đây: (i) bất kỳ tác động tiêu cực nào đến sự tích lũy vốn đều sẽ ảnh hưởng lâu dài vì nó làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; và (ii) khi các tác động ngày càng lớn theo thời gian, các giải pháp tiết kiệm nhất sẽ được ưu tiên, và các tác động tiếp theo cần được giải quyết với chi phí cao hơn.
Ở cấp độ khu vực, thiệt hại dự báo cho đến nay là lớn nhất nằm ở khu vực Phần còn lại của Châu Âu và Châu Á, bao gồm Trung Quốc và Nga (Hình 7). Ngoài việc dân cư được dự báo là tập trung rất cao ở khu vực này, các tác động đến lao động và chi phí y tế cũng là rất đáng kể so với các khu vực khác. Tình hình ở Ấn Độ lại khá khác biệt. Dự báo thiệt hại về GDP năm 2060 ở Ấn Độ là nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, mặc dù cả hai quốc gia đều có những dự báo về mức độ tập trung dân cư rất cao. Một điểm khác biệt chính giữa hai quốc gia là cơ cấu dân số theo độ tuổi: Ấn Độ có dân số trẻ hơn nhiều trong khi tình trạng già hóa được dự báo sẽ trở thành một vấn đề sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là cơ cấu dân số Trung Quốc trong thời gian tới sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi ô nhiễm không khí hơn, vì vậy chi phí y tế bổ sung ở Trung Quốc có thể sẽ cao hơn Ấn Độ. Hơn nữa, hồ sơ tiết kiệm của Ấn Độ cũng khác biệt đáng kể so với Trung Quốc (tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư hiện tại lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, trong khi về lâu dài thì ngược lại), điều này dẫn đến khác biệt trong cách ứng phó đối với việc giảm thu nhập hoặc tăng chi phí. Trung Đông, Bắc Phi, Nam và Đông Nam Á cũng sẽ phải chịu chi phí kinh tế vĩ mô cao. Bắc Phi bị ảnh hưởng bởi cả 3 loại tác động thị trường, trong khi ở các khu vực châu Á, chỉ 1 tác động cụ thể sẽ có xu hướng chiếm ưu thế (năng suất lao động đối với Ấn Độ, chi tiêu y tế đối với các nền kinh tế ASEAN). Chi phí kinh tế vĩ mô của các khu vực OECD, Châu Phi và Châu Mỹ được dự kiến sẽ thấp hơn.
CHI PHÍ PHÚC LỢI DO TỬ VONG SỚM VÀ BỆNH TẬT
Không thể cộng tác động từ ba yếu tố ảnh hưởng khác nhau để tính tổng thể tác động của ô nhiễm không khí lên tăng trưởng kinh tế vì cần phải tính đến sự tương tác của các yếu tố. Về lý thuyết, những yếu tố này khi tương tác có thể ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực. Theo dự báo với tất cả các hạng mục, tổn thất về GDP lớn hơn tổng thiệt hại mà ba yếu tố riêng lẻ gây ra. Ở cấp độ toàn cầu, tác động này là nhỏ (dưới 0,1% GDP vào năm 2060), nhưng đối với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho GDP.
Tử vong sớm và chi phí cho bệnh tật, sử dụng các ước tính về mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) dựa trên các nghiên cứu về định giá trực tiếp có thể đóng góp vào tác động phi thị trường. Chi phí phúc lợi của những ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí được tính bằng cách sử dụng giá trị tuổi thọ định lượng (VSL). Đây là phép đo đã được thiết lập từ lâu, có thể được định lượng bằng cách tổng hợp mức độ sẵn lòng chi trả của các cá nhân để giảm nguy cơ tử vong trong một khoảng thời gian nhất định. Các giá trị tuổi thọ định lượng được tính toán bằng cách sử dụng giá trị tham chiếu của OECD là 3 triệu USD năm 2005, sau đó sử dụng kỹ thuật chuyển phúc lợi để tính toán các giá trị tương ứng với quốc gia cụ thể theo OECD (2012). Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở thu nhập của từng quốc gia cụ thể, với hệ số co giãn thu nhập là 0,8 đối với các nước thu nhập cao, 0,9 cho các nước thu nhập trung bình và 1 cho các nước thu nhập thấp.
"Chi phí ở cấp độ toàn cầu được dự báo là gần 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng lên 18-25 nghìn tỷ USD vào năm 2060."
Mức tăng gấp 6-8 lần này được thúc đẩy bởi số lượng ca tử vong sớm ngày càng tăng trên toàn cầu (gây ra bởi những thay đổi trong xu hướng nhân khẩu học và tập trung dân cư) và giá trị tuổi thọ định lượng tăng (theo sau tăng trưởng thu nhập, đặc biệt là ở các nước đang phát triển). Chi phí phúc lợi do tử vong sớm được dự báo vào năm 2060 sẽ tăng hơn gấp đôi ở các nước OECD vào năm 2060, từ 1,4 nghìn tỷ USD năm 2015 lên 3,4 - 3,5 nghìn tỷ USD năm 2060.
Tuy nhiên, các nền kinh tế không thuộc OECD sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, chiếm gần 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng khoảng 10 lần, lên tới 15-22 nghìn tỷ USD vào năm 2060. Điều này xảy ra là do số lượng ca tử vong sớm ở Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng, cũng như mức tăng thu nhập dự kiến ở những quốc gia này, dẫn đến mỗi một ca tử vong sớm sẽ có giá trị cao hơn. Đáng chú ý, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có kết quả tương tự, đặc biệt là đối với bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn. Dự báo số ca viêm phế quản mãn tính ở Trung Quốc sẽ cao hơn Hàn Quốc (gần 3 triệu ca ở Trung Quốc và 260 nghìn ca ở Hàn Quốc vào năm 2060). Tuy nhiên, khi tính theo đầu người thì quy mô dân số mới quan trọng. Ở Trung Quốc, chi phí này cao hơn nhiều. Hơn nữa, giá trị của một trường hợp người lớn bị viêm phế quản ở Trung Quốc thấp hơn ở Hàn Quốc.
SO SÁNH CHI PHÍ THỊ TRƯỜNG VÀ PHI THỊ TRƯỜNG
Chi phí thị trường được tính trong mô hình cân bằng chung cũng có thể được biểu thị dưới dạng phúc lợi (sử dụng sự thay đổi tương đương của thu nhập). Chi phí phúc lợi hàng năm do các tác động thị trường khác nhau của OECD lên tới 90 tỷ USD vào năm 2015 và 390 tỷ USD vào năm 2060 (Bảng 3). Con số này phản ánh 0,3% và 0,5% thu nhập (tính theo GDP bình quân đầu người); hoặc 70 USD và 270 USD/ người.
Ở cấp độ toàn cầu, các con số này lớn hơn, cả về con số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm thu nhập, và tăng nhanh hơn theo thời gian: trong năm 2015, chi phí phúc lợi trung bình của thị trường tác động đến mỗi người ở các nước ngoài OECD thấp hơn các nước trong khu vực OECD, vào năm 2060, chi phí này trở nên cao hơn đáng kể trong các nền kinh tế ngoài OECD, đạt 1,5% thu nhập trên phạm vi toàn cầu.
Đối với toàn khối OECD, chi phí phúc lợi hàng năm liên quan đến tác động tới sức khỏe phi thị trường do ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra là gần 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng lên 3,8-3,9 nghìn tỷ USD vào năm 2060, 90% trong đó đến từ phúc lợi phải trả cho các ca tử vong. Ở cấp độ toàn cầu, chi phí dự kiến là 3,4 tỷ USD vào năm 2015 và đang tăng nhanh, dự kiến đạt 20,5 - 27,6 nghìn tỷ USD vào năm 2060.
Chi phí phúc lợi từ tác động phi thị trường không liên quan đến các khoản chi tiêu hoặc hàng hóa có thể trao đổi; Do đó chúng không thể được so sánh trực tiếp với các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP. Vào năm 2015, chi phí phúc lợi bình quân đầu người do ô nhiễm không khí ngoài trời ở các nước OECD cao hơn ở các nước đang phát triển: khoảng 200 USD/người đối với OECD và dưới 500 USD/người đối với thế giới. Đến năm 2060, tình hình sẽ thay đổi, bất chấp sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển: chi phí bình quân đầu người trong khu vực OECD được dự báo sẽ tăng một chút, lên 2.610 - 2.680 USD, trong khi chi phí này sẽ tăng lên 2.060 - 2.770 USD trên toàn cầu.
Trong ngắn hạn và trung hạn, các tác động kinh tế gián tiếp có xu hướng ảnh hưởng tương tự như các tác động trực tiếp lên thị trường. Nhưng về lâu dài (năm 2060), hậu quả gián tiếp lên kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra sẽ lớn hơn tác động trực tiếp của thị trường, đặc biệt là do hậu quả lâu dài của việc tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Việc bỏ qua những hậu quả kinh tế gián tiếp này có thể dẫn đến tính toán sai lệch nghiêm trọng về chi phí bệnh tật do ô nhiễm không khí gây ra.
CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Những chính sách có thể bao gồm khuyến khích hoặc yêu cầu áp dụng các công nghệ lọc hơi có thể giảm thiểu ô nhiễm hoặc các nguồn công nghệ sạch, đặc biệt là dành cho việc đốt cháy năng lượng, thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, tiêu chuẩn khí thải ô tô, tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu và thuế khí thải.
Nguồn:
https://www.oecd.org/environment/indicators-modelling-outlooks/Policy-Highlights-Economic-consequences-of-outdoor-air-pollution-web.pdf