(VNMedia) - Việt Nam của chúng ta cũng đang trên đường hướng tới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, đặc biệt toàn thể đất nước Việt Nam đang hướng tới năm 2045 – kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần quay lại những tri thức căn bản – Địa lý kinh tế.
Hành trình bao giờ cũng bắt đầu từ những bước đi. Trong chuyến hành trình tìm đến biển trời tri thức, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng tiếp cận những kiến thức về địa lý, đặc biệt là Địa lý về kinh tế… Nhưng những thách thức của toàn cầu hóa trong thời đại 4.0 đã đặt cho chúng ta suy nghĩ lại những con đường hướng ta đi trong tương lai và ý nghĩ của những bài học đầu tiên về Địa lý kinh tế. Và rõ ràng rằng, từ những kiến thức địa lý kinh tế của chập chững ban đầu, chúng ta tiếp cận với khái niệm mới, ngành học mới, ngành nghiên cứu mới, đó là Địa kinh tế chính trị, đặc biệt môn Địa chính trị.
Việt Nam đang trên đường hướng tới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, đặc biệt toàn thể đất nước Việt Nam đang hướng tới năm 2045 – kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần quay lại những tri thức căn bản – Địa lý kinh tế. Trên tinh thần đó, Ban biên tập chúng tôi đã xây dựng ra một cơ sở dữ liệu theo tinh thần Địa kinh tế chính trị, hướng tới một nền tảng kinh tế bao trùm, đảm bảo tính nhất quán, khách quan và khoa học; xây dựng một bức tranh dữ liệu lớn kết nối với tất cả các không gian phát triển từng vùng của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam với 63 tỉnh thành được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
Số đầu tiên của tạp chí với chủ đề "Hệ thống Bản đồ hành chính Việt Nam" sẽ gồm đầy đủ thông tin thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
![]() |
Ảnh: Đồng bằng sông Hồng (Theo số liệu “Tổng hợp đơn vị hành chính” của Tổng cục Thống kê Việt Nam, truy cập ngày 25/09/2020.) |