Nga tiếp tục bị đối thủ mạnh nhất thách thức

07:33, 20/11/2017
|

(VnMedia) - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh quân sự này sẽ duy trì sự hiện diện ở các nước Baltic và Đông Âu “đến chừng nào còn cần thiết". Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Nga lo ngại và bất an.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

NATO sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tăng cường ở các nước Baltic và Đông Âu “đến chừng nào còn cần thiết” để có thể sẵn sàng bảo vệ tất cả các đồngminh, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua (19/11) đã tuyên bố như vậy trên đài CBC Canada.

"Không thể đưa ra một ngày giờ chính xác cho việc ở lại Đông Âu. Chúng tôi sẽ ở lại đó đến chừng nào còn thấy cần thiết”, ông Stoltenberg trả lời khi được hỏi về việc NATO sẽ duy trì sự hiện diện quân sự tăng cường ở các nước Baltic và Ukraine trong bao lâu.

Người đứng đầu liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đã dẫn đến vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga như là một trong những lý do thúc đẩy NATO phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu. NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu từ năm 2014, sau khi hơn 90% người dân bán đảo Crimea bỏ phiếu đồng ý sáp nhập khu vực của họ vào Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý và kết quả là Moscow đã thực hiện cuộc sáp nhập gây tranh cải này.

Ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh, NATO sẵn sàng bảo vệ tất cả các đồng minh trong trường hợp có bất kỳ mối đe dọa nào cũng như sẵn sàng thích thức, điều chỉnh với mọi thách thức mới.

"Chúng tôi đang tăng cường sức mạnh, chúng tôi đang tăng cường năng lực sẵn sàng của các lực lượng của chúng tôi. Chúng tôi đang lần đầu tiên trong lịch sử triển khai các lực lượng ở phần phía đông của liên minh…. Chúng tôi cũng đang tăng cường năng lực của mình trong việc triển khai, điều động lực lượng trên khắp Châu Âu cũng như khắp Bắc Đại Tây Dương”, ông Stoltenberg cho hay.

Tổng thư ký NATO khẳng định, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố trên khắp thế giới, cụ thể là đang giúp các nước ở Trung Quốc và Bắc Phi chống lại các nhóm khủng bố.

Theo lời ông Stoltenberg, chiến dịch lớn nhất của NATO là ở Afghanistan và vai trò của liên minh này là “ngăn chặn không để cho Afghanistan trở thành một thiên đường an toàn cho các lực lượng khủng bố quốc tế."

Tổng thư ký NATO cũng đề cập đến sự tham gia của liên minh quân sự này vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia.

NATO bị cáo buộc ra sức phóng đại mối đe dọa mang tên Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga đều lo ngại, tìm cách đẩy mạnh sức mạnh quân sự của mỗi nước đồng thời ra sức mời gọi NATO đến đóng quân trên lãnh thổ của họ.

Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Moscow bắt đầu thực hiện một loạt bước đi nhằm đáp trả NATO.

Kiệt Linh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc