Máy bay Yak-130 của Nga "đắt như tôm tươi"

16:19, 25/04/2016
|

(VnMedia) - Myanmar và một số quốc gia thuộc Mỹ Latinh và Bắc Phi đang muốn mua máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130 của Nga. Đó là thông tin được người đứng đầu Phòng Hợp tác Quốc tế - Tập đoàn Kỹ thuật Quốc gia Nga - Rostec - ông Viktor Kladov cung cấp cho hãng tin RIA Novosti.

Ông Kladov nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng: “Yak-130 đang được chú ý đặc biệt tại nhiều thị trường, một loạt các quốc gia Mỹ La-tinh đang để mắt đến nó, nó đã được cung cấp cho Bangladesh, Myanmar cũng như một số quốc gia tại Bắc Phi đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến dòng máy bay này”.

Theo giải thích của ông Kladov, một trong những lợi thế lớn của dòng máy bay huấn luyện chiến đấu 2 ghế ngồi hiện đại này là khả năng mô phỏng theo các máy bay chiến đấu của bất kỳ quốc gia nào, giúp các phi công dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị cho các chuyến bay trên cả máy bay Nga và máy bay nước ngoài.

Ông Kladov cho biết thêm: “Phụ thuộc vào thuật toán trong máy tính trang bị trên khoang máy bay, Yak-130 có thể bay như một chiếc máy bay chiến đấu F-18 của Mỹ, cũng như các máy bay chiến đấu Su-30 và MiG-29 của Nga, nó cũng có thể bắt chước dòng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon".

Yak-130 là một trong những loại máy bay huấn luyện-chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất thế giới của Không lực Nga. Máy bay Yak-130 là sản phẩm do Phòng thiết kế Yakovlev của Nga chế tạo. Ưu điểm quan trọng nhất của loại máy bay này là tính năng kép: vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện vừa được dùng như phi cơ chiến đấu hạng nhẹ. Ngoài ra, Yak-130 còn có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại và được trang bị vũ khí kết hợp "Nga - Mỹ - Âu". Với những đặc điểm nổi trội này, Yak-130 được coi là một trong những "bảo vật" của Không lực Nga. 

Về hình dáng, Yak-130 được thiết kế có cánh hình mũi tên và được bố trí giữa thân như các loại chiến đấu cơ thế hệ 4+ và 5 nhằm tận dụng lực nâng của cánh. Cánh đuôi được bố trí thấp hơn cánh chính làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn. Loại máy bay này có thể mang được một cơ số vũ khí và trang bị chiến đấu lên đến 3 tấn để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công, nhưng nhiệm vụ chính của nó là huấn luyện phi công điều khiển máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5.

Máy bay được thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi và hai động cơ turbin phản lực, có tuổi thọ 10.000 giờ bay và có thể tăng hạn lên 15.000 giờ bay, tương ứng 20.000 lần cất hạ cánh với niên hạn sử dụng là 30 năm.

Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Progress AI-222-25 cho tốc độ tối đa 1.060km/giờ, tầm bay 2.546km, trần bay 12.500m.
 
Là dạng máy bay huấn luyện nên ghế ngồi của Yak-130 được thiết kế kiểu ghế trước, ghế sau và vòm kính được đặt cao cho phép phi công có tầm quan sát rộng hơn và khả năng "khóa" mục tiêu tốt hơn. Buồng lái máy bay được che hoàn toàn bằng kính thủy tinh có khả năng chống đạn và được trang bị hệ thống tạo khí oxy trên khoang lái.

Máy bay huấn luyện Yak-130 Mitten đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay thử từ vào năm 1996 và chiếc đầu tiên được bàn giao cho không quân Nga vào năm 2009. Đến năm 2013, chúng mới được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Yak-130 còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay.

Máy bay huấn luyện Yak-130 Mitten đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay thử từ vào năm 1996 và chiếc đầu tiên được bàn giao cho không quân Nga vào năm 2009. Đến năm 2013, chúng mới được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện.


Ý kiến bạn đọc