- Trong phiên thảo luận tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, sau khi nhận được nhiều câu hỏi của cổ đông về việc sử dụng lợi nhuận chưa phân phối, phương án chia cổ tức đã được nhất trí đưa vào nghị quyết đại hội. Masan Consumer dự kiến tiếp tục chia thêm cổ tức sau quyết định chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 100%.
Theo nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị Masan Consumer được ủy quyền lên phương án để chia hết toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 của Masan Consumer là hơn 16.124 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận cao nhất trong khu vực
Biên lợi nhuận của Masan Consumer (MCH) trung bình 5 năm qua đạt 24,5%, cao nhất trong so với các công ty tiêu dùng trong khu vực, theo HSBC.
Đánh giá được HSBC nêu ra ngày 18/4, trong bối cảnh Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MCH) đang được cân nhắc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSe)...
Trong báo cáo, ngân hàng này đánh giá MCH có tỷ suất lợi nhuận bình quân cao nhất so với các đơn vị FMCG trong khu vực trong 5 năm qua, đạt 24,5%. Theo sau doanh nghiệp này là Vinamilk với 20,4%; Unilever Indonesia và Nestle Malaysia đạt lần lượt 19.7% và 14.2%.
Cổ phiếu MCH đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM từ 2017. HSBC cho rằng việc chuyển nhượng sang sàn giao dịch HoSE thể nâng cao khả năng thanh khoản của cổ phiếu này.
Theo quan điểm của HSBC, những kế hoạch có thể đã được thúc đẩy bởi sự phục hồi gần đây của MCH, với mức vốn hóa thị trường là 4 tỷ USD hiện cao hơn mức vốn hóa thị trường của Masan (chủ sở hữu Masan Consumer) là 3,8 tỷ USD. Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) năm 2023 của MCH là 9% cao hơn EBITDA của mảng FMCG Masan. MCH có tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 15,4%. Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) đạt 10,7%.
Đóng góp tích cực vào Masan
Cũng trong báo cáo này, với những tích cực đóng góp từ MCH, định giá cao hơn của Techcombank, HSBC tăng giá mục tiêu cổ phiếu MSN của Masan từ 91.000 đồng lên 98.000 đồng. Với mức giá mục tiêu này, cổ phiếu MSN sở hữu tiềm năng tăng giá đến 46% so với giá đóng cửa 67.200 đồng tại ngày 26/4, báo cáo nêu rõ.
MCH là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm gia vị, mì, tương ớt, cà phê hòa tan, bia... Trong năm 2023, MCH ghi nhận 29.066 tỷ đồng doanh thu thuần và 7.431 tỷ đồng lợi nhuận EBITDA. Trên cơ sở LFL (like for like - hiệu suất giao dịch hiện tại của các nhà bán lẻ), doanh thu của MCH tăng 9% trong năm 2023 và 5,4% so với cùng kỳ năm trước trong khi vẫn duy trì mức hàng tồn kho lành mạnh.
Khách mua sắm tại siêu thị WinMart. Ảnh: Masan Mới đây, theo báo cáo tài chính quý I/2024 của Masan, Masan Consumer Holdings (MCH), tiếp đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh tiếp tục ghi nhận tích cực trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu và biên lợi nhuận gộp của MCH lần lượt ghi nhận mức tăng 7,4% và 45,9%. Biên EBITDA cũng tăng 25,3%. Bên cạnh đó, theo báo cáo, MCH hiện duy trì lượng hàng tồn kho dồi dào tại các điểm phân phối. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng khi doanh nghiệp tiêu dùng hàng đầu như MCH đã và đang trữ hàng tồn kho ở mức lành mạnh. Song song với việc phục vụ người tiêu dùng trong nước, Masan Consumer còn hướng đến thị trường 8 tỷ dân với chiến lược “Go Global”, mở ra nhiều cơ hội cho trung và dài hạn. Năm nay công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 31.500 - 34.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7.300-7.500 tỷ đồng. |