- Adani Wilmar - một công ty thiết bị nhà bếp - đang nhắm tới mục tiêu mua lại những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trong nước và ngoài nước khi người đàn ông giàu nhất châu Á đang nỗ lực xây dựng “đế chế” kinh doanh của riêng mình.
Tỷ phú giàu nhất châu Á để mắt tới một loạt thương hiệu kinh doanh thực phẩm |
Theo đó, công ty thiết bị nhà bếp thuộc sở hữu của Gautam Adani, người giàu nhất châu Á, là Adani Wilmar Ltd. đang tìm kiếm các thương vụ mua lại những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm cả trong nước và ngoài nước.
Động thái này diễn ra vài tuần sau khi tập đoàn năng lượng lớn thứ hai thế giới của tỷ phú Mukesh Ambani, Reliance Industries công bố kế hoạch khởi động một doanh nghiệp hàng tiêu dùng.
Angshu Mallick, CEO của Adani Wilmar, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đang xem xét việc mua lại những thương hiệu thuộc các công ty phân phối và thực phẩm thiết yếu để tăng cường khả năng cung cấp cũng như tiếp cận được khách hàng ở phạm vi nhỏ hơn”.
Mallick cho biết, công ty đã dành được 5 tỷ Rupee (tương ứng 62,9 triệu USD) từ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Sau đó, nguồn vốn sẽ tiếp tục được bổ sung từ các khoản tích lũy nội bộ và nguồn 30 tỷ rupee cho kế hoạch chi tiêu năm tới.
Ông Gautam Adani |
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, các tập đoàn như Adani Group và Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani đang cố gắng giành lấy một phần trong ngành sản xuất thực phẩm của Ấn Độ, vốn được định giá ở mức 400 tỷ USD.
Adani Wilmar gần đây đã mua lại một số thương hiệu, bao gồm cả thương hiệu nấu ăn Kohinoor từ McCormick Thụy Sĩ với số tiền không được tiết lộ. Việc mua lại đã mang lại cho Adani Wilmar vị thế độc quyền đối với gạo basmati của Kohinoor cũng như cà ri nấu sẵn, các món ăn liền ở Ấn Độ.
Tập đoàn Adani đã liên tục mua lại khoảng 32 công ty trong năm qua, trị giá khoảng 17 tỷ USD. Đáng chú ý, trong số 32 doanh nghiệp trên, nhiều công ty hoạt động chính trong lĩnh vực liên quan đến than và cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, tháng trước, Reliance Retail, công ty con của Reliance Industries, đã bước vào lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với mục tiêu phát triển và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng.
Công ty này đã đặt mức tăng trưởng 50% trong lĩnh vực phân phối thương mại điện tử thông qua Amazon và Flipkart.