- Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giao dịch trái chiều vào ngày 15/9 sau phiên giảm điểm mạnh hôm qua.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 15/9 (Ảnh minh họa) |
Shenzhen Component của Trung Quốc đại lục giảm 2,105% xuống 11.526,96, nguyên nhân là bởi cổ phiếu nhóm ngành năng lượng lao dốc. Shanghai Composite giảm 1,16% xuống 3.199,9.
Cổ phiếu của Contemporary Amperex Technology (CATL) - nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới - niêm yết tại Thâm Quyến sụt 3,86% trong phiên sáng hôm nay. Cổ phiếu của BYD tại Thâm Quyến cũng giảm 3,3%.
Tương tự, tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi đóng cửa phiên ở mức 2.401,83, giảm nhẹ 0,4%.
Trái ngược với đà tăng của hai thị trường trên, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 0,21% lên 6.842,90.
Chỉ số Nikkei 225, Topix của Nhật Bản cũng lần lượt tăng 0,21% lên 27.875,91 và 0,15% ở mức 1.950,43.
Bên cạnh đó, thị trường Phố Wall hồi phục nhẹ sau phiên báo tháo mạnh nhất hơn 2 năm.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 30,12 điểm, tương đương 0,1%, lên 31.135,09 điểm sau khi có thời điểm giảm hơn 200 điểm trong phiên. Chỉ số S&P 500 tăng 0,34% lên 3.946,01 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,74% lên 11.719,68 điểm.
Sáng hôm nay (ngày 15/9), Nhật Bản công bố số liệu thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong tháng 8. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế này tăng 22,1% trong khi nhập khẩu tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Refinitiv Eikon, thâm hụt thương mại trong tháng trước được ghi nhận ở ngưỡng 2.820 tỷ Yên (tương ứng 19,6 tỷ USD), mức lớn nhất từng được ghi nhận.
Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn một năm (MLF) ở mức 2,75% như dự kiến.
Ngoài ra, thị trường lao động Australia có thêm 33.500 việc làm trong tháng 8, tăng 0,2% so với tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp của Úc trong tháng 8 ở mức 3,5%, nhíc nhẹ so với tháng 7.