- Tổng Giám đốc WTO chia sẻ: “Tôi nghĩ chúng ta cần quan ngại đến các tác động rất lớn lên giá lương thực và nạn đói có thể xảy ra trong năm nay và năm sau. Thực phẩm và năng lượng đều là hai mặt hàng lớn nhất trong danh mục tiêu dùng của người nghèo trên toàn thế giới.”
![]() |
Ảnh minh họa |
Tổng Giám đốc WTO - bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, giá lương thực toàn cầu tăng vọt do căng thẳng từ cuộc xung đột ở Ukraine có thể gây ra cuộc bạo loạn vì thiếu lương thực ở các nước nghèo.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tổng Giám đốc WTO bày tỏ lo ngại về tác động mạnh mẽ của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine, nhấn mạnh sự phụ thuộc của nhiều nước châu Phi vào nguồn cung cấp lương thực từ khu vực Biển Đen.
Bà cho biết thêm, 35 quốc gia châu Phi đều phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu từ khu vực Biển Đen. Song song đó, Nga và Ukraine là 2 quốc gia xuất khẩu 24% lúa mì trên quy mô toàn cầu.
Tổng Giám đốc WTO chia sẻ: “Tôi nghĩ chúng ta cần quan ngại đến các tác động rất lớn lên giá lương thực và nạn đói có thể xảy ra trong năm nay và năm sau. Thực phẩm và năng lượng đều là hai mặt hàng lớn nhất trong danh mục tiêu dùng của người nghèo trên toàn thế giới.”
Bà Ngozi Okonjo-Iweala chia sẻ, bà lo lắng vụ gieo trồng của Ukraine sẽ bị gián đoạn do chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra tại quốc gia này và nguồn cung phân bón bị hạn chế.
“Nếu chúng ta không nghĩ về cách giảm thiểu tác động của chiến tranh sẽ là một thảm họa khác không chỉ năm nay mà cả năm sau. Hơn nữa, các cuộc bạo động có nguy cơ xảy ra vì thiếu lương thực, tương tự với tình trạng những năm 2000 trước kia”, người đứng đầu WTO cho biết.
Đáng chú ý, Ukraine thường cung cấp một nửa số lúa mì cho Chương trình Lương thực Thế giới - tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, có nhiệm vụ cung cấp nguồn cung khẩn cấp cho các nước đang có xung đột hoặc trải qua nạn đói.
Trước đó, các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Canada và 27 nước thuộc EU đã áp đặt thuế quan đối với Nga bằng cách loại bỏ quy chế “Tối huệ quốc” của nước này.
Okonjo-Iweala cho biết bà không thể hình dung việc Nga bị loại khỏi WTO vì quá trình này sẽ phức tạp, phức tạp và cần 75% thành viên chấp thuận.
Không những thế, nông nghiệp luôn là một vấn đề gây nhức nhối tại WTO khi Chính phủ liên tục phải trợ cấp cho nông dân của họ nhưng lại bị hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường.