Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi "tín dụng đen"

0
0

- Theo số liệu thống kê, hiện nay quy mô của thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 11 nghìn tỷ đô la năm 2023 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng, dự kiến đạt 15 nghìn tỷ đô la trong 5 năm tới.

Ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi "tín dụng đen". 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng được xem là một giải pháp thiết yếu góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”. Theo số liệu thống kê, hiện nay quy mô của thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 11 nghìn tỷ đô la năm 2023 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng, dự kiến đạt 15 nghìn tỷ đô la trong 5 năm tới.

Mặc dù vậy, cũng theo Phó Thống đốc, cần phải nhìn nhận thẳng thắn một số mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam gần đây, khi đã xuất hiện tình trạng tội phạm lợi dụng môi trường mạng xã hội để tổ chức hội nhóm với mục đích truyền bá, hướng dẫn nhau cách không phải trả nợ, thực hiện hành vi lừa đảo, các công ty mạo danh... những vấn đề này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng và sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường tín dụng tiêu dùng nói chung.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Chia sẻ tại Hội thảo về chủ đề này, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã sớm ban hành kế hoạch hành động với 07 nội dung trọng tâm để tiếp cận toàn diện và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động tín dụng, đặc biệt ưu tiên đến việc phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả. Trong nhiều năm, thông qua những văn bản chỉ thị, hướng dẫn, NHNN đã chỉ đạo các TCTD xây dựng chương trình tín dụng, các gói cho vay tiêu dùng phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid...). 

Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành kế hoạch hành động phù hợp với bối cảnh phát triển thực tiễn, chẳng hạn những chương trình nhằm mục đích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực tín dụng (phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ký vay trực tuyến, nộp hồ sơ ekYC, ký hợp đồng điện tử qua kênh internet/mobile banking...). Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đã đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu tín dụng của hệ thống các TCTD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bà Mai Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết thêm, đầu tháng 7 vừa qua, NHNN đã ban hành các Thông tư hướng dẫn, trong đó có Thông tư 12/2024/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) về hoạt động cho vay của TCTD đã bổ sung quy định về các khoản vay có giá trị nhỏ. Cụ thể, các khoản vay tối đa dưới 100 triệu đồng thì TCTD chỉ cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tối thiểu về mục đích sử dụng vốn vay và khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Để khai thác được tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam và giải quyết những tồn tại, thách thức, tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp trọng tâm. Đó là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống của các TCTD, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện để TCTD đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bám sát với nhu cầu thị trường, đồng thời có thể phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đề xuất cần tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp hiểu đúng về các kênh cung cấp tín dụng chính thức cũng như thấy được các hệ lụy, hậu quả của “tín dụng đen”. Bản thân các TCTD rà soát, đổi mới phương thức cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận khách hàng vay để người dân hiểu đúng, đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


“Ngày Vàng” khuyến mại nạp thẻ (19/7) của VinaPhone có gì hấp dẫn?

(VnMedia) - Trong “ngày Vàng” khuyến mại của VinaPhone (19/7), thuê bao trả trước khi tiến hành nạp thẻ sẽ nhận được 20% giá trị thẻ nạp.  

Bộ Công an chỉ cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo tình cảm rồi dụ đầu tư tài chính

(VnMedia) - Bộ Công an cho biết, hình thức lừa đảo tình cảm hiện nay không còn mới, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người dân dính phải bẫy lừa đảo của các đối tượng.

Giá vàng thế giới giảm, vàng miếng SJC bất ngờ tăng hơn 3 triệu/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (19/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục đi xuống. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng vọt chạm mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm trong chiều nay (18/7)

(VnMedia) – Kể từ 15h chiều nay (18/7), giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng giảm từ 108 đồng/lít – 116 đồng/lít (tùy từng loại), còn dầu cũng hạ từ  173 đồng/lít - 374 đồng/lít.

Tắt sóng 2G, người dân sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Người dùng 2G chuyển sang điện thoại thông minh 4G, đây là cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số, dần dần hình thành xã hội số, với mục tiêu tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận công nghệ mới.