Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: “Giả mạo hỗ trợ” đăng ký xác thực sinh trắc học

0
0

- Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/7/2024, các giao dịch như chuyển tiền qua tài khoản, nạp tiền vào ví điện tử… trên 10 triệu đồng/lần; hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, thì lần chuyển tiếp theo trong ngày, người dân phải thực hiện xác thực bằng sinh trắc học. Ngoài ra, trước khi giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, người dân cũng phải được nhận dạng xác thực sinh trắc học.

Để thực hiện giao dịch tuân thủ theo Quyết định 2345, người dân, khách hàng cần bổ sung và cập nhật thông tin sinh trắc học với các ngân hàng bằng 2 phương thức: Qua ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking app) hoặc trực tiếp tới chi nhánh/phòng giao dịch.

Lợi dụng bối cảnh người dân tiến hành bổ sung/cập nhật thông tin sinh trắc học, một số đối tượng lừa đảo đã mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc cán bộ quản lý cơ quan Nhà nước, liên hệ người dân “hỗ trợ” nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin. Cụ thể, các đối tượng liên hệ người dân bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber…) để “giả hướng dẫn” thu thập thông tin sinh trắc học.

Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân (CCCD), hình ảnh khuôn mặt, hoặc có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ, dáng điệu…

Các đối tượng sẽ dẫn dắt người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng lạ trên điện thoại. Những ứng dụng/phần mềm chứa mã độc này có giao diện, hình ảnh gần tương tự với ứng dụng chính thống của Bộ Công an, Cơ quan quản lý Nhà nước hay các tổ chức tín dụng.

 

Khi lấy được thông tin, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của người dân vào các mục đích xấu khác như vay tiền, ghi nợ, cá độ…

Trước diễn biến phức tạp và hành động tinh vi của các đối tượng lừa đảo, Ngân hàng SHB khuyến cáo các khách hàng chỉ cập nhật dữ liệu sinh trắc học thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử SHB Mobile/SHB SAHA hoặc trực tiếp tại các điểm giao dịch SHB trên toàn quốc. Không cung cấp, cập nhật dữ liệu sinh trắc học qua bất kỳ trang web hoặc ứng dụng khác.

Bên cạnh đó, SHB cũng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu, số thẻ, thông tin cá nhân, hình ảnh CCCD, dữ liệu sinh trắc học… cho bất kì ai kể cả nhân viên ngân hàng. SHB không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook…).

Trong trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hay khi thực hiện xác thực với các giao dịch trực tuyến theo quy định, khách hàng có thể thực hiện theo hướng dẫn đăng tải trên website của ngân hàng hoặc liên hệ trực tiếp tại các quầy giao dịch, chi nhánh.

Trước đó, tại Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng chia sẻ, trước đây nhiều người lo sợ giấy tờ của mình bị các đối tượng chụp lại và mở tài khoản bằng giấy tờ giả hoặc thậm chí mở tài khoản ngân hàng bằng giấy tờ thật của mình. Với Quyết định 2345, tình trạng này sẽ được giải quyết dứt điểm, việc mở tài khoản sẽ đúng người, mở bằng chính căn cước công dân đã được cơ quan chức năng công nhận. Tiếp đó, khi đã có tài khoản chính danh, sẽ không có trường hợp một số đối tượng mở tài khoản rồi cho thuê tài khoản bất hợp pháp. Bởi với Quyết định 2345, khi khách hàng giao dịch trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học, đúng thông tin người mở tài khoản.

"Quyết định 2345 bản chất là để làm sạch tài khoản ngân hàng, xóa các tài khoản không chính chủ. Chúng ta có thể yên tâm rằng, sẽ không có tài khoản ngân hàng sử dụng giấy tờ giả", Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nói.

Phó Thống đốc cho biết, tính đến 17h ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả...

Theo Phó Thống đốc, con số 16,6 triệu tài khoản khách hàng đã được xác thực sinh trắc học trong những ngày qua tương đương số tài khoản mở mới trong vòng một năm của ngành Ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại xác thực sinh trắc học cho 2,6 triệu tài khoản khách hàng trong ngày 1/7, gấp 10 - 20 lần so với ngày bình thường. Đây là nỗ lực rất lớn của Ngành.

 

Nhằm tuân thủ Quyết định 2345 của Ngân hàng nhà nước, đồng thời tăng cường bảo mật, an toàn và đảm bảo giao dịch thông suốt cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử, VNPT Money - hệ sinh thái tài chính số do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, mang đến giải pháp thanh toán không tiền mặt tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày… cũng ra mắt tính năng năng xác thực dữ liệu sinh trắc học từ CCCD gắn chip.

Theo đó, từ ngày 01/07/2024 quyết định 2345/QĐ - NHNN, một số giao dịch chuyển tiền trực tuyến, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn của khách hàng phải được xác thực bằng sinh trắc học: xác thực khuôn mặt trùng khớp với dữ liệu trên CCCD gắn chip do cơ quan công an cung cấp. 

Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học là giao dịch chuyển tiền, nạp ví (Giá trị trên 10 triệu đồng/lần, trên 20 triệu đồng/ngày); Thanh toán hóa đơn (Giá trị trên 100 triệu đồng mỗi lần hoặc ngày); Chuyển đổi thiết bị sử dụng ứng dụng VNPT Money; Thực hiện giao dịch tài chính đầu tiên trên VNPT Money.

Dữ liệu sinh trắc học sẽ được dùng để xác thực là chính khách hàng đang thực hiện giao dịch điện tử, tăng cường bảo mật trước rủi ro tội phạm mạng ngày một tinh vi trong thời gian qua.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Tham gia đầu tư online nhận tiền hoa hồng, người phụ nữ bị mất hơn 1 tỷ đồng

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã tuyên truyền, cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư online nhận tiền hoa hồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân vẫn bị các đối tượng mời chào, dụ dỗ, mất cảnh giác dẫn đến bị chiếm đoạt số tiền lớn.

Việt Nam là một trong 10 quốc gia bị tấn công ransomware nhiều nhất

(VnMedia) - 6 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt dường như được tin tặc “thăm hỏi” với tần suất dày đặc, chưa bao giờ nguy hiểm lại hiện diện rõ ràng đến như thế...

Giá vàng thế giới bật tăng, giữ ở mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (16/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bật tăng mạnh và vượt lên mức trên 2.400 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn đang niêm yết ở mức gần 77 triệu đồng/lượng.

Hà Nội: Phá đường dây cá độ bóng đá giao dịch 500 tỉ đồng mùa Euro

(VnMedia) - Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội đã triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá và mua bán số lô, số đề, bắt giữ 15 đối tượng với số tiền giao dịch lên đến 500 tỷ đồng.

Bộ Công an: Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo

(VnMedia) - Bộ Công an đã chỉ cách nhận biết, phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được thực hiện qua các trạm phát sóng BTS, nhằm chiếm đoạt tài sản.