Mỳ ăn liền của Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm

0
0

- Ngày 12/6/2024, Ủy ban châu Âu đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973.

Cụ thể, đưa mỳ ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU. EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm (Thanh long vẫn nằm trong phụ lục II của Quy định và tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%).

Mặt hàng ớt đang bị EU áp dụng tại Phụ lục I (tần suất kiểm tra là 50%) chuyển sang Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng đậu bắp EU vẫn áp dụng tại Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng sầu riêng giữ nguyên so với lần rà soát trước đây tại quy định 2024/286 ngày 6/2/2024, tần suất kiểm tra là 10% theo quy định tại Phụ Lục I. Quy định này có hiệu lực từ ngày 2 tháng 7 năm 2024.

 

Riêng mặt hàng ớt có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, các lô hàng được xuất khẩu đã rời cảng từ Việt Nam hoặc từ nước thứ ba trước ngày Quy định 2024/1662 này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Quy định 2024/286 ngày 6/2/2024 chưa phải kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm. Các Lô hàng mới xuất khẩu sau thời hiệu trên sang EU sẽ có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 2024.

Với những nỗ lực của Bộ Công Thương và Lãnh đạo Bộ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, và những cố gắng rất lớn của ngành Công Thương trong công tác quản lý chất lượng, và hướng dẫn doanh nghiệp, trao đổi với bạn, quyết tâm của doanh nghiệp liên quan, mỳ ăn liền từ Việt Nam đã được dỡ bỏ kiểm soát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu của EU. Đây là ghi nhận rất lớn của EU với khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam với tiến trình vụ việc được xử lý rất nhanh:

Tháng 1/2022: EU đưa các loại bún, miến, mỳ của Việt Nam vào phụ lục II về kiểm soát an toàn thực phẩm. Sáu tháng sau, tháng 7/2022, Việt Nam thành công thuyết phục EU đưa các loại Bún, miến, mỳ làm từ gạo ra khỏi kiểm soát an toàn thực phẩm với lý do các nội dung kiểm soát của EU vượt quá nhu cầu cần thiết theo thông lệ SPS.

Một năm tiếp theo, vào tháng 6/2023, với nỗ lực kiểm soát chất lượng sản phẩm rất tốt của Bộ Công Thương, Việt Nam đã thuyết phục thành công EU đưa mỳ ăn liền từ kiểm soát từ phụ lục II sang phụ lục I với tần suất kiểm tra là 20%. Tháng 6/2024, (tức là 1 năm sau chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I), mỳ ăn liền Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.

Để tiếp tục xuất khẩu ổn định vào EU cũng như bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam, đề nghị các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


5 thị trường xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam

(VnMedia) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 sang Hoa Kỳ  có mức tăng mạnh nhất với 8,11 tỷ USD; tiếp theo là EU (27 nước) tăng 2,51 tỷ USD; Trung Quốc tăng 2,19 tỷ USD; ASEAN tăng 1,52 tỷ USD USD…

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng...

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Định danh và xác thực điện tử: Những quy định ai cũng cần biết

(VnMedia) - Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử các mức độ đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử...