Tìm động lực tăng trưởng từ ESG

0
0

- Thực hành ESG, cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững và tăng trưởng xanh nói chung, không chỉ là xu thế, mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này…

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành. 

Thực hành ESG, cũng như triển khai các mô hình kinh doanh bền vững và tăng trưởng xanh nói chung, không chỉ là xu thế, mà còn là điều kiện bắt buộc. Nhiều đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã có những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề này. Bài toán tăng trưởng đối với cộng đồng doanh nghiệp, vốn chưa bao giờ dễ dàng, nay càng trở nên thách thức hơn.

Đạt được mục tiêu tăng trưởng tự thân nó đã là thách thức lớn, song tăng trưởng phải đi đối với bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm với xã hội gắn với thực hành quản trị tốt dường như càng là vấn đề nan giải bởi đi kèm là chi phí gia tăng, các điều kiện hoạt động trở nên khắt khe và phức tạp khiến lợi nhuận giảm sút, khả năng cạnh tranh yếu hơn. Câu hỏi về sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh đầy biến động càng trở nên hóc búa với rất nhiều doanh nghiệp.

Thứ trường Bộ Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại sự kiện
Thứ trường Bộ Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại sự kiện

Tại Việt Nam, ESG ngày càng được quan tâm rộng rãi, phần lớn là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến ESG và sự gia tăng nhu cầu của nhà đầu tư với đầu tư bền vững. Báo cáo ESG tại Việt Nam do PwC công bố năm 2022 cho thấy, 80% công ty được khảo sát có kế hoạch cam kết ESG trong vòng 2 đến 4 năm tới. Do đó, việc công bố dữ liệu và báo cáo ESG sẽ trở nên phổ biến hơn và sẽ trở thành xu thế không thể đảo ngược trong tương lai.

Phát biểu tại Hội thảo “Tìm Động Lực Tăng Trưởng từ ESG”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, mặc dù tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng tới, nhưng phát triển xanh, bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được không chỉ sự thịnh vượng về kinh tế mà còn bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Sáng 23/5, Báo Đầu tư phối hợp với Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tìm Động Lực Tăng Trưởng từ ESG” (ESG - Motivations and Breakthroughs Conference), thu hút sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức hàng đầu quốc tế và trong nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

“Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tập trung xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để triển khai mục tiêu tăng trưởng xanh, là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương lựa chọn các dự án đầu tư, để phân bổ các nguồn lực trong nước và quốc tế, phân bổ nguồn tín dụng xanh và nhất là để các nhà đầu tư có thể đối chiếu các tiêu chí có thể tiếp cận chính sách ưu đãi đầu tư, cũng như nguồn tài chính xanh từ các tổ chức,” Thứ trưởng cho biết.

Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” là một phần trong Chuỗi chương trình RIS.ER24:“ESG & Câu chuyện phát triển bền vững” sẽ lần lượt được tổ chức từ nay tới cuối năm.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp tiên phong như Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), BCG Energy, Yuanta Việt Nam, UOB Việt Nam, TÜV Rheinland Vietnam, Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghiệp XNK Đông Dương (DDG), Công ty cổ phần tái chế nhựa Lam Trân đã chia sẻ câu chuyện thành công và bài học kinh nghiệm xung quanh việc thực hành ESG. Đặc biệt, hội thảo còn có khu vực trưng bày và phần trình diễn mẫu xe điện Vinfast VF3 đang rất được quan tâm hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, CEO, Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS (WBS), đại diện cho đơn vị đồng tổ chức hội thảo cho biết, RIS.ER24 ra đời với tham vọng tạo nên một diễn đàn đối thoại thường xuyên giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế đầu ngành cùng các nhóm doanh nghiệp tiên phong nhằm khuấy động, và lan tỏa tinh thần trách nhiệm thực thi các tiêu chí, chiến lược và định hướng tăng trưởng bền vững.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, CEO, Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, CEO, Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS

"Mục tiêu của WBS là khởi tạo thương mại đa phương và kết nối kinh tế bền vững. Chúng tôi mong muốn đồng dài dài hạn cùng các doanh nghiệp trong hành trình phát triển xanh, thực hiện cam kết Net Zero của Chính phủ", bà Như nói.

Phát biểu tại hội thảo, ông Matthew Smith - Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, trong bối cảnh các yếu tố khác của doanh nghhiệp không đổi, nếu công ty có chuẩn mực ESG tốt hơn thì sẽ có rủi ro ít hơn. Đây là lý do giá trị của doanh nghiệp thực hành ESG trong mắt nhà đầu tư cao hơn. 

Ban đầu, việc đầu tư ESG có thể gây tranh cãi, bởi việc thực hành ESG đòi hỏi phải bỏ ra nhiều chi phí, ăn vào dòng tiền. Tuy nhiên trong dài hạn, yếu tố ESG sẽ có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khi có thể làm hài lòng nhà quản lý, đối tác, người mua hàng, từ đó nhận về “phần thưởng”. 

ông Matthew Smith - Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Ông Matthew Smith - Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Bởi lý do này, từ góc nhìn của nhà đầu tư, công ty thực hành ESG có thể nâng dòng tiền dự kiến/kỳ vọng trong tương lai, giúp giá vốn mà nhà đầu tư bỏ ra thấp hơn. Về phía doanh nghiệp, thực hành ESG giúp việc huy động vốn hiệu quả hơn, nhất là so với các công ty không thực hiện ESG tốt bằng.

"Các yếu tố thúc đẩy thực hành ESG trên toàn cầu đầu tiên xuất phát từ các chính sách đòi hỏi mọi thành viên thị trường phải phân bổ vốn vào ESG: Các định chế tài chính, nhà đầu tư tổ chức cần dành nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực ESG, doanh nghiệp cũng phải đầu tư vào ESG để tuân thủ các quy định… Theo số liệu của Bloomberg, tính tới năm 2022, các tài sản ESG trên toàn cầu vào khoảng 30 nghìn tỷ USD và con số này sẽ tăng lên gấp đôi cho tới năm 2030. Tất cả các nhà đầu tư định chế đều có chiến lược phân bổ vốn đầu tư cho ESG" - ông Matthew Smith nói.

RIS.ER là chuỗi sự kiện về ESG và Phát triển bền vững sẽ được WBS và báo Đầu tư tổ chức thường niên kể từ năm 2024. Chương trình đầu tiên chủ đề: Tìm động lực tăng trưởng từ ESG kỳ vọng sẽ giúp các nhà lãnh đạo kịp thời nắm bắt thời điểm tiếp cận nguồn vốn xanh, tạo động lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, tháo gỡ rào cản thương mại quốc tế thông qua những cam kết tăng trưởng bền vững, tuân thủ bảo vệ môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại công bằng.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Cách để được hoàn tiền khi thanh toán cước VNPT qua VNPT Money

(VnMedia) - Khách hàng có thể nhận ngay tới 100 nghìn đồng khi thanh toán cước các dịch vụ của VNPT gồm điện thoại di động, điện thoại cố định, internet, truyền hình MyTV… qua ứng dụng VNPT Money.

VNPT và VKSND tỉnh Quảng Ngãi ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

(VnMedia) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với VNPT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong ngành KSND tỉnh giai đoạn 2024-2027.

Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024

(VnMedia) - Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 369,59 tỷ USD, tăng 16,03% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư với xuất siêu ước đạt 8,4 tỷ USD.

Tấn công ransomware nhắm tới điện thoại Android lỗi thời

(VnMedia) - Một phần mềm độc hại Android nguồn mở có tên 'Ratel RAT' được nhiều tác nhân đe dọa sử dụng rộng rãi để tấn công các thiết bị lỗi thời, một số trong đó nhằm lây nhiễm ransomware.

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.