Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

0
0

- Trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.

Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực; phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; kịp thời, bình tĩnh, sáng suốt trong phản ứng chính sách; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023, nhất là những chỉ tiêu ước chưa đạt kế hoạch và tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó chú trọng các nội dung sau:

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 8; tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Tích cực chuẩn bị và bảo đảm chất lượng tốt nhất các Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Quy hoạch Không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh thực hiện 03 đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quôc gia; phát huy cơ hội từ thị trường trong nước và xuất khẩu trong dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và huy động, phát huy hiệu quả đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các chính sách, giải pháp đã thực hiện, chủ động, kịp thời báo cáo, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, tiếp tục thực hiện trong năm 2024.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương, nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; tích cực phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ... Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.

Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa; tăng cường đàm phán, trao đổi thông tin, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Trung Quốc. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khuyến mại, giảm giá, kết nối cung cầu trong nước. Triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, vận tải, xuất nhập cảnh, quản lý thị trường..., đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả

Chú trọng các lĩnh vực văn hóa xã hội; làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Bám sát tình hình, diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết...

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.