Tài chính xanh: Cấu phần cốt lõi chuỗi giá trị kinh tế tổng thể của Việt Nam

0
0

- Với Việt Nam, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, vừa là quan điểm vừa là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước…

Theo Luật sư Vaibhav Saxena đến từ công ty Luật Quốc tế VILAF, Việt Nam đang cần nguồn vốn khổng lồ cho tín dụng xanh, và hiện nay cũng đã có một số tổ chức quốc tế cam kết thực hiện để hỗ trợ Việt Nam về chuyển dịch năng lượng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong chuyến công tác tại Dubai trong khuôn khổ COP28 năm nay đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam về mục tiêu mức rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050. “Và để hiện thực hóa điều này, chúng ta cần phải làm tốt hơn,  có được công suất phát điện nhiều hơn trên cả nước” - Luật sư Vaibhav Saxena nói.

Theo đó, hành trình này cần rất nhiều vốn, không chỉ từ các ngân hàng trong nước, mà từ các định chế tài chính nước ngoài. Tuy nhiên các ngân hàng trong nước cũng có những hạn chế riêng, như là vấn đề là làm thế nào để kết hợp và tạo ra sự cân bằng để quá trình có thể diễn ra suôn sẻ, đó có thể là một giải pháp có thể là tài chính tổng hợp tỷ đô, tài chính tổng hợp phát triển bền vững. Ngoài ra, cần có những khoản vay hợp vốn khác hỗ trợ.

Các ngân hàng trong nước có thể xem xét, học hỏi từ cách ngân hàng nước ngoài cung cấp khoản vay với lãi suất cho vay tương đối thấp hơn. Và một trong những điểm quan trọng nhất là làm sao để phân biệt khoản vay nào thuộc lĩnh vực “xanh” có thể cho vay, và khoản nào thuộc “nâu”? 

Làm thế nào để xác định điều này? Luật sư Vaibhav Saxena cho rằng, trong Quy hoạch điện 8 (PDP 8) nêu rõ rằng Việt Nam phải đối mặt với một quyết định then chốt liên quan đến chiến lược năng lượng của mình. Việt Nam hiện đang còn nhiều luồng ý kiến về việc nên chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo hay sửa đổi luật điện hiện hành.

Dù chọn con đường nào thì điều cần thiết là phải xác định rõ ràng các nguồn năng lượng “xanh”. Định nghĩa này sẽ cung cấp nền tảng pháp lý, xác định nguồn nào đủ điều kiện tiếp cận vốn xanh, thông qua các ngân hàng địa phương và các tổ chức tài chính quốc tế.

Ngân hàng Standard Chartered là ví dụ điển hình. Standard Chartered cũng có mặt ở COP28 tại UAE và họ cũng đã ký Biên bản ghi nhớ về vấn đề này nhằm cung cấp hỗ trợ các giải pháp tài chính xanh, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Khi các nguồn năng lượng 'xanh' được xác định rõ ràng, nhiều tổ chức chính phủ và tài chính, bao gồm Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có thể phân bổ một phần vốn của mình để hỗ trợ các dự án xanh. Điều này rất quan trọng không chỉ đối với việc cấp vốn cho dự án mà còn cho việc xây dựng năng lực phát điện.

Lãi suất thấp hơn nhờ các khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy đáng kể các lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao của Việt Nam, phù hợp với các mục tiêu Cách mạng Công nghiệp 4.0 của đất nước. Hơn nữa, nếu Việt Nam phát triển cơ sở sản xuất năng lượng xanh, Việt Nam có thể tận dụng các hiệp định thương mại tự do để có thêm lợi ích, chẳng hạn như chứng chỉ năng lượng tái tạo và tham gia vào thị trường mua bán tín chỉ carbon.

Như vậy, tài chính xanh không chỉ là chiến lược riêng lẻ mà là cấu phần cốt lõi của chuỗi giá trị kinh tế tổng thể của Việt Nam. Với tiềm năng đáng kể trong lĩnh vực này, Việt Nam mang đến những cơ hội đáng kể cho cả ngân hàng trong nước và quốc tế. Những nỗ lực hợp tác có thể khai thác các nguồn vốn mới, tăng cường phát triển chính sách.

 

Tại Hội thảo Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh do Báo Đầu tư tổ chức ngày 4/12, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhận định, ngành ngân hàng với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, việc triển khai các giải pháp từ ngành ngân hàng sẽ định hướng dòng vốn tín dụng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Với chức năng cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, thời gian qua, NHNN đã chủ động lồng ghép trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, xây dựng các giải pháp, chương trình trong hoạt động tín dụng và ngân hàng góp phần hỗ trợ nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hệ thống tổ chức tín dụng có nhận thức rõ ràng và việc phát triển tín dụng xanh là cấp thiết, các ngân hàng đã tích cực chủ động triển khai. Số lượng các ngân hàng tham gia tín dụng xanh và dư nợ tín dụng xanh từ 2017 tới nay tăng trưởng tích cực.

Nhờ vậy, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Các Tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế, mà trọng tâm là triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2030 vừa được Thống đốc NHNN ban hành tháng 7/2023 vừa qua.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.