IMF dự báo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới

0
0

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ tăng cao phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất thực tế tăng và ngân sách ngày càng thâm hụt.

Nợ toàn cầu hiện vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch COVID-19 và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Đây là nhận định của ông Vitor Gaspar - Giám đốc Phụ trách Vấn đề Tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) -  trước thềm Hội nghị mùa Thu của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) được tổ chức tại thành phố Marrakech của Maroc từ ngày 9 đến 15/10.

Theo báo cáo Giám sát Tài khóa mà IMF mới đưa ra, trong năm 2022, nợ toàn cầu ở mức 235.000 tỷ USD, tương đương 238% GDP toàn cầu. Con số này thấp hơn nhiều so với mức nợ toàn cầu năm 2020 - thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành.

 

Mức nợ tăng cao phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất thực tế tăng và ngân sách ngày càng thâm hụt.

Theo ông Gaspar, lãi suất cao đã đẩy chi phí cho vay lên cao, là yếu tố chính khiến nợ công tăng cao ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những nền kinh tế chủ chốt.

Ông Gaspar cho biết ở các nền kinh tế tiên tiến, chi phí trả lãi cho các khoản nợ công hiện ở mức 2,4% GDP, so với mức 2,1% của năm 2019. Các nền kinh tế mới nổi cũng chứng kiến xu hướng tương tự khi tỷ lệ này đã tăng từ 2,1% GDP trong năm 2019 lên 2,5% GDP trong năm 2023.

Tuy nhiên, bất chấp rủi ro nợ ở mức cao, IMF dự báo ít có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ toàn cầu “mang tính hệ thống" tác động mạnh đến nhiều quốc gia cùng một lúc.

Ngoài ra, báo cáo cũng xem xét tác động tài chính từ quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch.

Để triển khai hiệu quả quá trình chuyển đổi xanh này, ông Gaspar cho rằng các nước cần kết hợp các công cụ chính sách, bao gồm các công cụ định giá carbon cũng như hỗ trợ tài chính cho những nước dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trong số đó, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với thành công của chuyển đổi xanh.

Theo khuyến nghị của quan chức IMF, các nước cần thiết lập và triển khai chính sách công theo cách tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh thông qua các khoản đầu tư và tài trợ của khu vực này.

Theo Vietnamplus

https://www.vietnamplus.vn/imf-du-bao-toan-cau-se-tiep-tuc-tang-cao-trong-thoi-gian-toi/902034.vnp


Ý kiến bạn đọc


Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Một thẻ căn cước đăng ký được bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

(VnMedia) - Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng đều yêu cầu người dùng phải đăng ký sim chính chủ. Vậy một thẻ Căn cước có thể đăng ký bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

Cá độ bóng đá qua mạng với giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng

(VnMedia) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO) 2024 đang diễn ra là điều kiện để tội phạm cá độ bóng đá hoạt động phức tạp hơn, đặc biệt cá độ bóng đá trên không gian mạng. Những ngày vừa qua, Công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Cảnh báo thận trọng trước các mối quan hệ với người lạ trên mạng xã hội

(VnMedia) - Cơ quan công an cảnh báo người dân thận trọng trong tất cả các mối quan hệ với những người lạ trên mạng xã hội... Mọi phương thức đầu tư hứa hẹn, đặt ra mức lợi nhuận rất cao (ví dụ tăng 20% trên 01 phiên trong 30 giây đầu tư đối với trường hợp của anh H) đều là lừa đảo. Nếu hám lợi tham gia đầu tư, người dân sẽ mất tiền.