Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư nổi bật tại châu Á

0
0

- Ông Lyndon Chao - đại diện Hiệp hội các Thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) đánh giá, Việt Nam đã và đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ngày 29/8, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam – hướng tới vị thế thị trường mới nổi”.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và dự thảo “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030”. 

Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025. Hội nghị này là cơ hội quý báu để trao đổi thông tin, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các tổ chức đầu tư; đồng thời, cũng là  một trong những diễn đàn quan trọng để trao đổi các tổ chức xếp hạng quốc tế về các giải pháp mang tính thực tiễn cao, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường như đã đề ra.

Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Đó là, yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại Hội nghị
Tại Hội nghị

Đây cũng là 2 vấn đề đặc biệt được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tại Hội nghị. Theo các nhà đầu tư, để có thể được nâng hạng, Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) đã được quy định trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó ngân hàng lưu ký phải được là thành viên thanh toán bù trừ; và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong khi chờ CCP, hiện cơ quan quản lý đang nghiên cứu các giải pháp trước mắt mang tính kỹ thuật để giảm thiểu các lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề ký quỹ trước giao dịch. Còn về lâu dài, CCP phải được triển khai, trong đó các ngân hàng lưu ký cũng là thành viên bù trừ bên cạnh các công ty chứng khoán, tuy nhiên điều này cần sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lyndon Chao - đại diện Hiệp hội các Thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) đánh giá, Việt Nam đã và đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. 

Theo Viện Nghiên cứu McKinsey, gần 70% người tiêu dùng Việt Nam có cái nhìn lạc quan về tương lai. Các nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục tăng cường đầu tư vào châu Á và Việt Nam là điểm đến đầu tư nổi bật trong tương lai ở châu Á, khi nỗ lực cải cách thị trường của cơ quan quản lý sẽ giúp các nhà quản lý quỹ toàn cầu tiếp cận Việt Nam dễ dàng hơn.

Trao đổi tại Hội nghị, các nhà đầu tư bày tỏ sự đánh giá cao và thực sự mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm và đặt ra đối với Việt Nam đó là cần tiếp tục thúc đẩy một thị trường vốn minh bạch, lành mạnh và tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong phần thảo luận, nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề nâng hạng, các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới… đã đặt ra và được đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VSDC, HOSE trả lời cụ thể.

Tiếp sau Hội nghị, Đoàn công tác của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có các cuộc họp song phương với các tổ chức xếp hạng thị trường để cập nhật một số thông tin về các giải pháp cũng như cam kết của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong các nỗ lưc thúc đẩy nâng hạng thị trường Việt Nam thời gian qua, cũng như chia sẻ một số định hướng chính sách trong thời gian sắp tới.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.