- Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã công bố đợt tăng lãi suất cơ bản lần thứ 10 liên tiếp, có khả năng đánh dấu bước cuối cùng trong một loạt nỗ lực nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu.
Các nhà hoạch định chính sách của Liên minh Châu Âu (EU) đã tăng lãi suất thêm một phần tư điểm phần trăm vào ngày hôm qua (14/9), đưa mức chuẩn được theo dõi chặt chẽ lên 4%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999. Con số này đứng ở mức thấp kỷ lục -0,5% chỉ 14 tháng trước, có nghĩa là các ngân hàng trên khắp khu vực đồng Euro phải trả tiền để gửi tiền mặt một cách an toàn tại cơ quan quản lý.
Lần tăng lãi suất mới nhất được đưa ra ngay sau khi báo cáo của ECB điều chỉnh lại dự báo kinh tế vĩ mô cho khu vực đồng euro với dự kiến lạm phát trung bình là 5,6% vào năm 2023 so với dự báo trước đó là 5,4% trong năm nay và 3,2% trong năm tới so với kỳ vọng trước đó là 3%.
Đồng thời, báo cáo cũng hạ dự báo trung hạn xuống thấp hơn, từ 2,2% xuống 2,1%.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết trong một tuyên bố rằng: “Lạm phát tiếp tục giảm nhưng dự kiến vẫn ở mức quá cao trong thời gian dài”. “Hội đồng quản trị quyết tâm đảm bảo rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu trung hạn 2% một cách kịp thời.”
EU đang phải vật lộn để chống lại tình trạng lạm phát nóng đỏ trên toàn khối, do giá năng lượng tăng vọt. ECB bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất được ghi nhận vào tháng 7 năm 2022, sau khi các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow khiến giá xăng tăng vọt và gây ảnh hưởng lớn giao dịch thương mại giữa Nga và khối.