Đảm bảo đủ than, điện, xăng dầu những tháng cuối năm 2023 và năm 2024

0
0

- Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là bảo đảm cung ứng điện, than, xăng dầu, khí đốt phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các Tập đoàn, doanh nghiệp năng lượng nhà nước nhằm bàn bạc các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có công tác cung cấp điện các tháng cuối năm 2023, năm 2024 và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các Tập đoàn, Tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng.

Đảm bảo đủ nguồn than cho điện

Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), dự kiến 8 tháng đầu năm tổng khối lượng than TKV cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện đạt khoảng 27,5 triệu tấn, bằng 71,4% khối lượng hợp đồng và bằng 116% so với cùng kỳ năm 2022 tăng 3,8 triệu tấn).

Đánh giá kết quả thực hiện giao than cho sản xuất điện, hầu hết các nhà máy nhiệt điện đều được huy động cao, trong đó có tháng 5,6,7 là các tháng cao điểm, các nhà máy nhiệt điện đều phát công suất tối đa.

Kết quả thực hiện cấp than cho các nhà máy nhiệt điện trong tháng 8 đầu năm nhìn chung đều đảm bảo đạt tiến độ hợp đồng, một số nhà máy nhiệt điện vượt tiến độ.

Cũng theo TKV cho biết, dự kiến 4 tháng cuối năm khối lượng than cho các nhà máy nhiệt điện khoảng 12,6 triệu tấn, bằng khoảng 104,3 % Hợp đồng (tăng khoảng 1,6 triệu tấn) và bằng 114,7% so với cùng kỳ năm 2022 (tăng khoảng 5,0 triệu tấn so với năm 2022).

 

Dự kiến kế hoạch năm 2024, TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp than cho điện là 56,48 triệu tấn, trong đó TKV cấp hoảng 46,48 triệu tấn và Tổng công ty Đông Bắc khoảng 10 triệu tấn). Đối với các nhà máy EVN, TKV cung cấp 20,35 triệu tấn, Tổng công ty Đông Bắc cung cấp 8,35 triệu tấn.

Ông Ngô Hoàng Ngân – Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV cho biết: Kế hoạch cung cấp than cho điện năm 2024 sẽ được triển khai thực hiện theo chỉ đạo và các giải phá theo văn bản số 745/TTg-CN ngày 15/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 và Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch UBQLV Nhà nước tại DN tại buổi làm việc với các Tập đoàn EVN, PVN, TKV (tại văn bản số 35/TB-BCT ngày 3/3/2023 của Bộ Công Thương).

Cũng theo TKV cho biết, để có đủ nguồn cung ứng 46,48 triệu tấn than cho Điện trong đó có 31 triệu tấn than pha trộn giữa than trong nước và than nhập khẩu, TKV dự kiến sẽ cần nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than.

Hiện, EVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đang tiến hành thảo luận để đi đến ký kết thỏa huận Hợp tác cung cấp than dài hạn dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2024 trở đi đến hết thời gian vận hành nhà máy. 

Ngành dầu khí sẵn sàng vào cuộc

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, PVN đã thực hiện tốt công tác quản trị, chủ động bám sát diễn biến thị trường, thực hiện đồng bộ, kịp thời hiệu quả các giải pháp, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực để duy trì ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch từ 3-28%; một số chỉ tiêu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022, gồ: Sản xuất điện tăng 62,3%; sản xuất xăng dầu tăng 5,4%; khai thác khí tăng 0,6%; LPG tăng 1,6%....Tuy nhiên do mức độ suy giảm của giá dầu nên doanh thu toàn tập đoàn giảm 9,0%, nộp ngân sách nhà nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 5 tháng.

Dự kiến kế hoạch sản xuất điện, kế hoạch cung cấp khí trong năm 2024 của PVN theo đó PVN đã xây dựng kế hoạch dự kiến là 27,50 tỷ kWh. Về khả năng cung cấp khí cho phát điện dự kiến năm 2024 theo từng lĩnh vực: Khu vực Đông Nam Bộ là 3,06 tỷ Sm3, khu vực Tây Nam Bộ là 1,41 tỷ m3.

Nhận diện thách thức và các giải pháp cụ thể

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là bảo đảm cung ứng điện, than, xăng dầu, khí đốt phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều cuộc làm việc với các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp về lĩnh vực năng lượng; đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đã được các Tập đoàn, Tổng Công ty triển khai thực hiện tương đối nghiêm túc, hiệu quả, góp phần cung ứng đầy đủ, liên tục và an toàn điện, than, xăng dầu, khí đốt cho thị trường và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, ở một số thời điểm nguồn cung về năng lượng chưa đảm bảo; việc cung ứng điện trong mùa khô vừa qua gặp nhiều khó khăn, có thời điểm đã phải điều hòa phụ tải và tiết giảm điện ở một số địa bàn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Dự báo thời gian tới, thị trường thế giới về nguyên, nhiên liệu sơ cấp, đầu vào của sản xuất vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao theo diễn biến tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước; tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Trong bối cảnh đó, để đạt được các mục tiêu, yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, Bộ trưởng yêu cầu phải thực hiện ba nhiệm vụ chính đó là: Không được để thiếu điện, thiếu than, xăng dầu và khí đốt cho nền kinh tế trong mọi tình huống; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng phả tăng cường hơn nữa sự hợp tác chia sẻ; các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, UBQLV chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chính sách, đôn đốc, kiể tra giám sát các DN, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng trong việc tuân thủ pháp luậ cũng như thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ , Bộ Công thương và UBQLV.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


Cảnh báo lỗ hổng Linux kernel đang bị khai thác trong thực tế

(VnMedia) - Thứ Năm vừa qua, Cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng Mỹ (CISA) đã bổ sung một lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến Linux kernel vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số

(VnMedia)- Đây là một nội dung quan trọng trong Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký ban hành ngày 02/8/2022 theo Quyết định số 922/QĐ-TTg.

Lỗ hổng Zero-day trong VPN đang bị khai thác trên các sản phẩm của Check Point

(VnMedia) - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin ghi nhận thông tin liên quan đến lỗ hổng CVE-2024-24919 tồn tại trên các sản phẩm của hãng Check Point.

Giá vàng giảm nhanh, rơi xuống mức thấp

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (1/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm hơn 16 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC lại giảm mạnh tới gần 2 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (31/5).

10 tỉnh chậm giải ngân vốn đầu tư công của chương trình mục tiêu quốc gia

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã có công văn số 5404/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu từ nguồn NSNN tháng 4, ước thực hiện tháng 5 kế hoạch năm 2024. Trong đó, còn tới 10 tỉnh giải ngân vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt tỷ lệ dưới 10%.