Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD

0
0

- Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng khoảng 26% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Theo Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương công bố, thương mại toàn cầu đạt khoảng 25.000 tỷ USD vào năm 2019, sau đó giảm khoảng 2.500 tỷ USD vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch Covid-19. Khi nhu cầu phục hồi, giá trị thương mại đã tăng thêm 5.500 tỷ USD vào năm 2021, đạt khoảng 28.000 tỷ USD. Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng khoảng 26% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Tháng 10 năm 2022, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ước tính GDP thế giới theo tỷ giá hối đoái thị trường sẽ tăng 2,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023 — mức sau này thấp hơn 1,0 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Cũng theo Báo cáo, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới vào năm 2022 được WTO dự báo ở mức tăng trưởng 3,5%, xấp xỉ so với ước tính 3,0% vào tháng 4 năm 2022. Trung Đông dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất so với bất kỳ khu vực nào của WTO trong năm nay (14,6%), tiếp theo là Châu Phi (6,0%), Bắc Mỹ (3,4%), Châu Á (2,9%), Châu Âu (1,8%) và Nam Mỹ (1,6%). 

Ngược lại, xuất khẩu của CIS giảm 5,8% trong năm 2022. Trung Đông cũng có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh nhất (11,1%), tiếp theo là Bắc Mỹ (8,5%), Châu Phi (7,2%), Nam Mỹ (5,9%), Châu Âu (5,4%), Châu Á (0,9 %) và CIS (-24,7%).

 

Báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của dịch bệnh và năm 2022 thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc chậm lại khi cuộc xung đột Ucraina nổ ra và chưa có dấu hiệu chấm dứt. "Điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách bảo bộ thương mại có thể có nhiều hình thức, trong đó thuế quan là biện pháp được sử dụng chủ yếu"- Báo cáo cho biết.

Số liệu thống kê của WTO, kể từ khi thành lập (năm 1995) đến hết tháng 12 năm 2022, trên toàn thế giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra, tuy nhiên chỉ có 5.074 vụ điều tra dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo WTO, hiện tại có 3 công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng phổ biến là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong ba biện pháp trên thì biện pháp chống bán phá giá được khởi xướng điều tra nhiều nhất, với 6.582 vụ việc, chiếm 86% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng bởi thành viên WTO. Trong khi đó, số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lần lượt là 671 vụ (chiếm 9%) và 412 vụ (chiếm 5% tổng số vụ việc khởi xướng).

Một số ngành hàng là đối tượng bị điều tra chống bán phá giá của các thành viên WTO: Động vật sống; nông sản; mỡ, dầu và sáp động thực vật; thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, rượu mạnh, giấm và thuốc lá; sản phẩm khoáng; sản phẩm hóa chất; các sản phẩm nhựa, plastic, cao su; gỗ và các sản phẩm gỗ; giấy, bìa; sản phẩm dệt may; các sản phẩm bằng đá, thạch cao, sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh; sản phẩm kim loại; máy móc và thiết bị điện; xe cộ, máy bay và tàu thuyền và các mặt hàng khác.

Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Tính đến hết tháng 12 năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại. Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát giữa kỳ/cuối kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới.

Việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần tuân thủ các quy định cụ thể tại các Hiệp định về phòng vệ thương mại của WTO. Do đó Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai có hệ thống hàng loạt các hoạt động như cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể; tham gia cung cấp, giải trình các chính sách của Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc trợ cấp; tham gia phản biện pháp lý đối với các vi phạm, khả năng vi phạm cam kết quốc tế của cơ quan điều tra nước ngoài; tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp tại WTO; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao năng lực phòng vệ thương mại. Các hoạt động nêu trên đã đem lại một số kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá, Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp, Chính phủ không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu, chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba. “Nhờ những kết quả như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại, được dỡ bỏ lệnh áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu”- Báo cáo nêu rõ.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


Khởi động Chương trình Tăng tốc Chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam

(VnMedia) - Cisco cho biết sẽ triển khai các dự án thí điểm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở hạ tầng quốc gia, khu vực công và hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Tăng tốc chuyển đổi số quốc gia - CDA (Country Digital Acceleration).

Giá vàng thế giới tăng mạnh, vàng nhẫn tròn trơn tiến gần mốc 76 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (21/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh tới gần 31 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Tin tặc giả mạo thông báo lỗi Google Chrome, Word để lừa người dùng

(VnMedia) - Một chiến dịch phát tán mã độc mới đang giả mạo các thông báo lỗi của Google Chrome, Word và OneDrive để lừa người dùng chạy các tập lệnh PowerShell độc hại nhằm cài đặt phần mềm độc hại.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo cho vay tiền qua iCloud

(VnMedia) - Dịch vụ cho vay tiền qua iCloud ngày càng nở rộ bởi việc xác minh thông tin khách hàng và thủ tục vay tiền không quá phức tạp. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là chiêu trò cho vay nặng lãi “biến tướng”...

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng theo thế giới

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (20/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng phiên thứ 2. Trong nước, cuối phiên giao dịch chiều qua (19/6), giá vàng nhẫn tròn trơn của thương hiệu Bảo Tín Minh Châu vẫn đang niêm yết ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.