Đâu là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm?

0
0

- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 3,72%, trong đó động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy tăng trưởng ổn định, thể hiện là trụ đỡ của nền kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn đạt 3,72%.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72% ( quý II tăng 4,14%), chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn đóng vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28% vào tổng mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

Cùng với đó, sản xuất trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả khá tốt, năng suất lúa đông xuân đạt khá, sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan. 

 

Khu vực dịch vụ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và là nhân tố đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung của nền kinh tế, là cứu cánh cho sự phục hồi chậm của khu vực công nghiệp và xây dựng. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021, đóng góp 78,85% vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Tổng cục Thống kê cho biết, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ phải kể đến hoạt động sôi động trở lại của các ngành thương mại, đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang phục hổi mạnh mẽ và có sức lan tỏa lớn đến phục hồi của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. 

Thể hiện rõ hơn cho tăng trưởng của 2 lĩnh vực này là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch khi lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm nay đạt 63,5 triệu lượt khách, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là sự phục hồi mạnh mẽ của lượng khách quốc tế đến Việt Nam với 5,6 triệu lượt khách, gấp 9,3 lần so với 6 tháng đầu năm 2022.

Sự phục hồi của ngành du lịch là động lực lớn trong mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các địa phương có hoạt động du lịch, vui chơi giải trí như: Quảng Ninh tăng 15,1%; Khánh Hòa tăng 13,4%; Đà Nẵng tăng 13,4%; Ninh Bình tăng 19,2%; Thanh Hoá tăng 15,8%; Hà Tĩnh tăng 16,7%; Quảng Bình tăng 13,1%; Bình Định tăng 16,0%; Bình Thuận tăng 23,6%; Tuyên Quang tăng 17,8%; Yên Bái tăng 26,4%… 

Cùng với đó, hoạt động vận tải trong 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tích cực khi vận tải hành khách ước đạt 2.178,8 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,2%) và luân chuyển đạt 118,4 tỷ lượt khách.km, tăng 32,4% (cùng kỳ năm trước tăng 19,5%). Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 2.171,9 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước và 98,2 tỷ lượt khách.km luân chuyển, tăng 14,2%; vận tải ngoài nước ước đạt 6,9 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 6,9 lần và 20,2 tỷ lượt khách.km luân chuyển, gấp 5,9 lần cùng kỳ năm trước.

Trong lĩnh vực du lịch, thực hiện hiệu quả của các chính sách thu hút khách quốc tế và kích cầu du lịch nội địa, trong 6 tháng đầu năm nay đã thu hút được gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, gấp 9,3 lần cùng kỳ năm trước, kết quả này đã có sức lan tỏa đến tốc độ tăng của các ngành dịch vụ khác; lượng khách du lịch nội địa đạt 63,5 triệu lượt khách, tăng 4,4%.

“Trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng của nền kinh tế đạt 3,72%, đây là mức tăng không cao nhưng các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước. Đó là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước để nền kinh tế duy trì tăng trưởng, tạo đà để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2023”, Tổng cục Thống kê cho hay.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Cách để được hoàn tiền khi thanh toán cước VNPT qua VNPT Money

(VnMedia) - Khách hàng có thể nhận ngay tới 100 nghìn đồng khi thanh toán cước các dịch vụ của VNPT gồm điện thoại di động, điện thoại cố định, internet, truyền hình MyTV… qua ứng dụng VNPT Money.

VNPT và VKSND tỉnh Quảng Ngãi ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số

(VnMedia) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với VNPT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong ngành KSND tỉnh giai đoạn 2024-2027.

Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024

(VnMedia) - Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 369,59 tỷ USD, tăng 16,03% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục thặng dư với xuất siêu ước đạt 8,4 tỷ USD.

Tấn công ransomware nhắm tới điện thoại Android lỗi thời

(VnMedia) - Một phần mềm độc hại Android nguồn mở có tên 'Ratel RAT' được nhiều tác nhân đe dọa sử dụng rộng rãi để tấn công các thiết bị lỗi thời, một số trong đó nhằm lây nhiễm ransomware.

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.