Nhiều khoảng trống trong chính sách và quản lý nhà nước về kinh tế trang trại

0
0

 - Kinh tế trang trại hiện nay đang phát triển theo hướng tích tụ, tập trung đất đai quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khoảng trống trong chính sách và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này…

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay Việt Nam có khoảng 17 triệu hộ nông dân sản xuất nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Đa số sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn.

Bôn NN&PTNT nhận định, kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái; thu hút nguồn nhân lực và tài chính trong dân để đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân.

Đặc biệt, kinh tế trang trại hiện nay đang phát triển theo hướng tích tụ, tập trung đất đai quy mô lớn; việc tổ chức sản xuất chuyển đổi theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, ứng dụng tin học, chuyển đổi số, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu; sản phẩm có giá trị kinh tế cao được sản xuất theo hướng chất lượng an toàn, sản xuất hữu cơ gắn với tiêu chuẩn quy định và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nhiều trang trại đã liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản phẩm đồng thời hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong vùng. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều trang trại đã tổ chức kết hợp các hoạt động du lịch  và sản xuất phi nông nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp như: Sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm; lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách khuyến khích phát triển” - Bộ NN&PTNT khẳng định.

Tuy nhiên, theo Bộ này, hoạt động của trang trại còn nhiều hạn chế như: Phần lớn các trang trại hiện nay phát triển còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất (đất đai, lao động, vốn) của trang trại nhìn chung còn nhỏ; chất lượng lao động còn thấp ; năng lực quản trị, khả năng tài chính, hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý của nhiều chủ trang trại còn hạn chế; số lượng trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao chưa nhiều (chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống);

Sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng chưa cao và không ổn định, chưa qua chế biến (bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống), chưa xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, mã số, mã vạch sản phẩm hàng hóa. Số trang trại liên doanh, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, mối liên kết chưa bền vững.

Các trang trại kết hợp du lịch hầu hết phát triển tự phát, không có quy hoạch, chưa có giấy phép hoạt động du lịch, lao động không được đào tạo nên thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch.

Tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng diễn ra còn phổ biến; vẫn còn tình trạng trang trại xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.

Trang trại
Ảnh minh họa

Nhiều khoảng trống trong chính sách và quản lý nhà nước

Đáng chú ý, các trang trại còn gặp một số khó khăn liên quan đến các quy định về chính sách pháp luật như: Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại nằm tản mạn ở nhiều văn bản nên khó khăn trong triển khai và tiếp cận chính sách. Một số chính sách còn bất cập, nhất là về đất đai và xây dựng (quy định hạn điền; tích tụ, tập trung đất đai; xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp và cho phép các trang trại được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng).

Chưa có chính sách hỗ trợ riêng để nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong trang trại. Còn thiếu các chính sách hỗ trợ trang trại xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn; chính sách hỗ trợ trang trại chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất chất lượng an toàn, và hỗ trợ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trong quản lý nhà nước đối với trang trại còn nhiều hạn chế như: Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại, chủ yếu để trang trại phát triển tự phát. Việc tổ chức thi hành pháp luật về đất đai của các địa phương để hỗ trợ kinh tế trang trại chưa được quan tâm dẫn đến quá trình tích tụ, tập trung, chuyển đổi đất đai còn chậm và gặp khó khăn ở nhiều nơi; còn nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhiều địa phương cấp huyện, xã chưa làm tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất, phát triển kinh tế trang trại; một số địa phương có trang trại ở vùng sâu, vùng xa nhưng chưa làm tốt công tác phát triển hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc.

Một tồn tại khác cũng hết sức quan trọng, đó là việc tiếp cận vốn vay tín dụng của trang trại theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn hạn chế.

Việc hỗ trợ các trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, ứng dụng tin học trong sản xuất, chế biến, bảo quản chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định (chủ yếu là chăn nuôi).

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng dẫn đến nhiều chủ trang trại chưa thực hiện đầy đủ kê khai, báo cáo tình hình hoạt động và còn vi phạm về đất đai, xây dựng và môi trường.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành và cơ quan chuyên ngành tại địa phương trong quản lý nhà nước đối với trang trại; nhất là việc kiểm tra, hướng dẫn các trang trại kết hợp hoạt động du lịch và sản xuất phi nông nghiệp…

Bộ NN&PTNT nhận định: Các khó khăn, tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức về vai trò kinh tế trang trại của các cấp, các ngành chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại và các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại chưa sâu rộng;

Chưa có văn bản hệ thống hóa cơ chế, chính sách phát triển kinh tế trang trại; còn thiếu các quy định để các trang trại thực hiện việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các hoạt động kết hợp sản xuất phi nông nghiệp và du lịch;

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay còn thấp; huy động nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế. Sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách hỗ trợ trang trại còn kém hiệu quả, thủ tục hành chính để thực hiện một số chính sách hỗ trợ còn rườm rà; sự phối hợp của các cơ quan chuyên ngành trong việc hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ trang trại còn nhiều bất cập;

Cùng với đó, năng lực quản trị, khả năng tài chính và trình độ chuyên môn của nhiều chủ trang trại còn hạn chế. Chưa hình thành được các chuỗi liên kết giá trị của doanh nghiệp và trang trại gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên đầu ra của sản phẩm trang trại sản xuất ra chưa thực sự ổn định…

Theo Bộ NN&PTNT, từ thực tiễn cho thấy còn nhiều khoảng trống trong chính sách và công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại dẫn đến các khó khăn, tồn tại, hạn chế trong việc phát triển kinh tế trang trại. Chính vì vậy, cần thiết phải ban hành Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại thay thế cho Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Ứng dụng phổ biến trên iOS/Android bị hack, hàng triệu số điện thoại di động bị đánh cắp

(VnMedia) - Được thiết kế để giúp người dùng đưa ra yêu cầu xác thực hai yếu tố (2FA) dễ dàng hơn khi đăng nhập vào một ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng Authy của Twilio dành cho cả hệ điều hành iOS và Android lại bị tin tặc xâm nhập bất hợp pháp nhằm đánh cắp số điện thoại của người dùng.

Nhiều người vẫn "sập bẫy" làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online

(VnMedia) - Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng. Đa phần đó là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.

Giá vàng thế giới liên tục trồi sụt, vàng nhẫn tăng lên mức cao 

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (5/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York lại đảo chiều đi xuống. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Công nghệ vận hành đứng trước nguy cơ gia tăng đe dọa tấn công mạng

(VnMedia) - Gần một phần ba (31%) các tổ chức công nghệ vận hành (OT) ghi nhận hơn 6 vụ xâm nhập trong năm ngoái, tăng 11% so với năm trước…

Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến

(VnMedia) - Trước tình hình tội phạm mạng diễn biến phức tạp, bên cạnh việc các ngân hàng triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin (như theo Quyết định 2345) thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng, tuân thủ đúng các hướng dẫn về sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử an toàn.