Đề nghị không thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất chưa giải phóng mặt bằng

0
0

 - Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị không thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất mà “có diện tích đất do Nhà nước quản lý trong khu đất thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng”, để không xảy ra “xung đột lợi ích” hoặc “đối đầu” giữa một bên là “Nhà nước và nhà đầu tư” và một bên là người có đất bị thu hồi.

Điều 4 “Dự thảo Đề cương Nghị quyết” đề xuất cho phép thực hiện “Chính sách về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với một số loại dự án đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất theo trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai; có diện tích đất do nhà nước quản lý trong khu đất thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, điểm b khoản 1 Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), có nghĩa là cho phép đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với các khu đất “có diện tích đất do nhà nước quản lý trong khu đất thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng” sẽ dẫn đến “xung đột lợi ích” hoặc “đối đầu” giữa một bên là “Nhà nước và nhà đầu tư” và một bên là người có đất bị thu hồi.

Bởi lẽ, khi đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng thì trước đó Nhà nước phải thông báo thu hồi đất, xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà đầu tư ứng vốn để Nhà nước thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, nên hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng “xung đột lợi ích” hoặc “đối đầu” giữa Nhà nước với người có đất bị thu hồi, gần như Nhà nước “làm thuê” cho nhà đầu tư, bởi lẽ người dân dễ có “cảm nhận” là Nhà nước “chống lưng” cho nhà đầu tư. 

Việc thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng tài thì khác hoàn toàn với trường hợp Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, theo đó Nhà nước trực tiếp thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi thật thỏa đáng và được tái định cư mà nơi tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.  Rồi sau đó, Nhà nước thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thì Nhà nước thu được toàn bộ “chênh lệch địa tô” vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng, thì sẽ hạn chế được tối đa tình trạng “xung đột lợi ích” hoặc “đối đầu” giữa Nhà nước với người có đất bị thu hồi.

"Hiệp hội đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng chỉ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với trường hợp đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, nếu có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó thuộc sở hữu nhà nước, mà để tạo được quỹ đất sạch này để đấu giá, đấu thầu thì phải thông qua cơ chế hoạt động của “Qũy phát triển đất” ứng vốn cho “Trung tâm phát triển quỹ đất” để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tạo lập quỹ đất phục vụ đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 111, Điều 113 và Điều 115 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)", ông Lê Hoàng Châu nói.

Ông Lê Hoàng Châu cũng đề nghị không thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất mà “có diện tích đất do Nhà nước quản lý trong khu đất thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng” theo Điều 4 “Dự thảo Đề cương Nghị quyết”, mà chỉ thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với trường hợp đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, nếu có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó thuộc sở hữu nhà nước, để không xảy ra “xung đột lợi ích” hoặc “đối đầu” giữa một bên là “Nhà nước và nhà đầu tư” và một bên là người có đất bị thu hồi.

Đức Hoài


Ý kiến bạn đọc


Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5/2024.

Tính năng Quick Assist của Microsoft bị lạm dụng trong các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Nhóm Tình báo mối đe dọa của Microsoft cho biết đã phát hiện một tác nhân đe dọa, được theo dõi dưới tên Storm-1811, đang lạm dụng công cụ quản lý khách hàng Quick Assist để nhắm mục tiêu vào người dùng trong các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội (social engineering).

Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 17/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn duy trì ở mức 90 triệu đồng/lượng.

Nhanh chóng và nhiều tiện lợi, thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

(VnMedia) - Nghiên cứu từ Visa cho thấy, những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán - tài chính trong thời gian tới đây.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.