Xác định danh tính người bán hàng online, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

0
0

Theo đại biểu Quốc hội, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online sẽ càng ngày càng trở thành quen thuộc, là xu thế tất yếu. Do đó, quy định về xác định danh tính người bán hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh đi các yếu tố "may, rủi" khi giao dịch trên không gian mạng.

Tránh các yếu tố "may, rủi"

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5.2023 tới.

Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người đó là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù.

Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn nội dung và giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia, giữa người bán và người mua. Trong đó cần có quy định liên quan tới trách nhiệm cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng trong “dự thảo luật.

Mặt khác, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định khi đã tham gia bán hàng trên mạng thì cần phải xác định danh tính.

Trao đổi với Lao Động về việc này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hải Dương - cho rằng, cần bổ sung quy định về việc bán hàng trên mạng thì cần phải xác định danh tính trong dự thảo luật.

Theo đại biểu Nga, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online sẽ càng ngày càng trở thành quen thuộc, là xu thế tất yếu. Nếu không có quy định về việc này, chắc chắn quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua hàng online sẽ không được đảm bảo.

“Trên thực tế hiện nay, cụm từ "mua hàng trên mạng" đã có nội hàm "may rủi". Người tiêu dùng phản ánh việc họ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí bị chiếm đoạt tiền mà không được nhận hàng đã diễn ra nhiều” - đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu cho rằng, vì một nền thương mại lành mạnh, minh bạch, việc quy định bán hàng trên mạng phải xác định danh tính sẽ ngăn ngừa nhiều rủi ro cho khách hàng và không hề làm khó cho những doanh nghiệp/ cá nhân kinh doanh chân chính.

Cũng theo đại biểu, để việc xác định danh tính được chính xác cần có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.

Nhiều ý kiến cho rằng bán hàng trên mạng phải xác định danh tính. Ảnh: Bùi Hạnh
Nhiều ý kiến cho rằng bán hàng trên mạng phải xác định danh tính. Ảnh: Bùi Hạnh

Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng

Đại biểu Trần Văn Khải - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) cho biết, qua thảo luận về dự thảo luật, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn nội dung và giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia, giữa người bán và người mua.

Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban KHCNMT và Ban soạn thảo đã bổ sung Điều 40 về “Trách nhiệm cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng” vào dự thảo Luật.

Đồng thời, dự thảo Luật đã điều chỉnh nhiều vấn đề mang tính xu hướng mới như giao dịch xuyên biên giới, giao dịch trên không gian mạng, giao dịch trên nền tảng công nghệ số; đã bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng như bổ sung quyền, trách nhiệm của người tiêu dùng, bổ sung hành vi cấm, bảo vệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, phân loại để thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật…

Theo Điều 40 của dự thảo luật về trách nhiệm cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng có nêu rõ quy định về việc công bố công khai các thông tin cảnh báo.

Theo đó, việc công bố các thông tin cảnh báo bao gồm: Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng bị xử lý bởi cơ quan nước ngoài có thẩm quyền và có ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.

(Lao động)

https://laodong.vn/thoi-su/xac-dinh-danh-tinh-nguoi-ban-hang-online-dam-bao-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-1144475.ldo


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.