Vì sao Chính phủ đề nghị chưa sửa luật Thương mại dù đã thi hành 15 năm?

0
0

 - Chính phủ đề nghị chưa sửa đổi luật Thương Mại dù đã có hiệu lực thi hành suốt trong 15 năm qua và cũng đã bộc lộ những hạn chế cần được phải sửa đổi bổ sung. Vì sao?

Luật Thương mại
Luật Thương mại

Luật Thương mại được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Theo giải trình của Chính phủ, Luật Thương mại là khuôn khổ pháp lý đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đem lại những tác động tích cực to lớn cho hoạt động thương mại; đồng thời cũng là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của Việt Nam để gia nhập kinh tế quốc tế.

Dù vậy, qua hơn 15 năm thi hành, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về thương mại đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung.

“Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cho thấy, Luật Thương mại không gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện mà những khó khăn, vướng mắc chủ yếu nằm tại các quy định trong hệ thống văn bản dưới luật. Qua kết quả nghiên cứu, rà soát, Chính phủ đề xuất chưa sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại trong giai đoạn này, thay vào đó Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành” – Báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Cũng liên quan đến Chương trình xây dựng Luật, báo cáo của Chính phủ cho hay, Luật Quản lý thuế (được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020), sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Luật Quản lý thuế đã góp phần tạo nhiều chuyển biến rõ nét nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Luật đã quy định đảm bảo bao quát việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tạo cơ sở pháp lý cho quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế.

Luật Quản lý thuế đã đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục quản lý thuế hướng tới hoạt động quản lý thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đồng thời tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế để phòng chống trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế được quy định thống nhất trong tất cả các khâu của quản lý thuế: từ khâu khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế đến quản lý nợ thu, thanh tra, kiểm tra thuế... và nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế, chống xói mòn cơ sở tính thuế và hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phòng chống chuyển giá.

Bên cạnh đó, Luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế, trong đó có việc áp dụng hoá đơn, chứng từ điện tử, quản lý thuế điện tử, đặc biệt là tạo cơ sở để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh tế mới phát sinh phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số...

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, qua rà soát, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành mới được triển khai trong thực tiễn hơn 02 năm qua, một số nội dung bất cập, mới phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế đã được Chính phủ xử lý tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Do vậy, Chính phủ đề nghị chưa sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế trong thời gian này.

“Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ sự cần thiết, rà soát phạm vi sửa đổi Luật Quản lý thuế về các vấn đề vướng mắc trong quản lý thuế để đăng ký Đề án xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội vào thời điểm thích hợp theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” – Báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Chính phủ cũng đề nghị chưa sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam do qua nghiên cứu, rà soát Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, Chính phủ cho rằng những nội dung kiến nghị, khó khăn, vướng mắc là những vấn đề liên quan đến nguyên tắc một quốc tịch đều có thể tháo gỡ bằng những giải pháp gắn liền với tổ chức triển khai thi hành pháp luật.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Xử lý đối tượng thường xuyên live stream bán hàng giả trên mạng xã hội

(VnMedia) - Mới đây, công an TP Thanh Hóa đã bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến đến việc sản xuất, buôn bán dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh nghi là hàng giả và thường xuyên stream bán sản phẩm này trên các trang mạng xã hội

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo 'nóng' việc thực hiện hóa đơn điện tử bản lẻ xăng dầu

(VnMedia) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá vàng liên tục tăng mạnh mẽ, vượt đỉnh lịch sử

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/3), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng mạnh mẽ tới gần 42 USD/ounce lên mức kỷ lục. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng vọt lên trên mức 81 triệu đồng/lượng ở chiều bán khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (28/3).

VNPT và hành trình bền bỉ vì Nhân tài Việt Nam

(VnMedia) - Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng duy nhất do một Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đồng tổ chức và tài trợ chính trong suốt gần 20 năm qua - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Chỉ số ít tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng

(VnMedia) - Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco.