Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Bộ Xây dựng đề xuất gói hỗ trợ hơn 100.000 tỷ đồng

0
0

 - Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay…

Tại Hội nghị sáng ngày 17/2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có phần trình bày về tình hình thị trường bất động sản và đề xuất các giải pháp.

Dự nợ tín dụng BĐS gần 800.000 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp BĐS trên 400.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, lượng giao dịch thành công trong các quý trong năm 2022 không ổn định, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền thành công tăng cao nhất vào quý II sau đó giảm và thấp nhất vào quý IV.

Giá bất động sản nhà ở, đất nền năm 2022 liên tục tăng trong quý I và quý II; quý III chững lại; quý IV có điều chỉnh giảm ở một số dự án nhưng không nhiều.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong quý IV (tính đến 31/12/2022) là gần 800.000 tỷ đồng.

Tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là khoảng trên 400.000 tỷ đồng (chiếm khoảng trên 30%).

Theo số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 .

Theo ông Nguyễn Văn Sinh, năm 2022, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do: khó tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu,...); lãi suất, tỉ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm;... dẫn đến nhiều tập đoàn, doanh nghiệp phải: thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (cá biệt có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động); dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới;...

“Khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo khó khăn của nhà thầu, cung ứng vật liệu và nhiều ngành nghề khác ảnh hưởng đến an sinh xã hội.” – Báo cáo do Thứ trưởng Bộ Xây dựng trình bày nhận định.

Nêu một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu như pháp luật về đất đai (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án); Khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Về giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội… Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh rất khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm 2022 tăng.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong thời gian qua phát hành một lượng trái phiếu rất lớn (hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng) và có hạn trả nợ vào cuối năm 2022 và năm 2023. Đây là khó khăn, áp lực rất lớn cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp còn phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng nêu tình trạng quy định "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp" mới được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp đã hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Cùng với đó, việc xử lý vi phạm một số tổ chức, cá nhân trong thời gian qua liên quan việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư …

“Thời gian vừa qua, nhiều thông tin xã hội không chính xác, không chính thống về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư dẫn đến e ngại, nghe ngóng, tạm dựng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà chuyển sang các kênh đầu tư khác; doanh nghiệp không bán được hàng, không có dòng tiền, khó khăn trong thanh khoản; ảnh hưởng xấu đến thị trường.” – Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ.

 

Đề xuất "gói hỗ trợ" 110.000 tỷ đồng

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đã đưa ra một số giải pháp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Về hoàn thiện thể chế, Bộ Xây dựng đề nghị hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi); Xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành và trình tự, thủ tục về Đầu tư, Đất đai, Quy hoạch đô thị, Xây dựng, Thuế, Chứng khoán.

Về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, lãnh đạo Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc;

Thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất khoảng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030";

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn mà theo Bộ đánh giá là giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây, cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay;

Về nguồn vốn tín dụng, Bộ Xây dựng đề xuất điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường;

Điều hành hạn mức tín dụng phù hợp; giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,...); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Về nguồn vốn trái phiếu, đề xuất nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu.  Kiểm soát hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


100 nghìn đô la mỗi ngày bị đánh cắp thông qua gian lận thẻ quà tặng trực tuyến

(VnMedia) - Microsoft đang cảnh báo về một nhóm tội phạm mạng có trụ sở tại Morocco có tên Storm-0539 đứng sau hành vi gian lận và trộm cắp thẻ quà tặng thông qua các cuộc tấn công lừa đảo tinh vi qua email và SMS.

Giá vàng tiếp tục tăng, vàng miếng SJC vượt mốc 90 triệu đồng/lượng

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (29/5), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng hơn 6 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC cũng đang giữ ở mức cao 90 triệu đồng/lượng khi chốt phiên làm việc cuối giờ chiều qua (27/5).

Đến thăm bệnh viện số hoá ở Hà Nội

(VnMedia) - Bệnh nhân không phải xếp hàng chờ đợi lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh, bác sĩ có thể nhanh chóng tra cứu thông tin bệnh án trên hệ thống, hồ sơ bệnh án được lưu trên môi trường số giúp người bệnh không cần phải mang theo giấy tờ khi tái khám là những tiện ích mà giải pháp bệnh án điện tử của Tập đoàn VNPT đang triển khai tại Bệnh viện Bưu Điện.

Phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của hàng chục ngàn người

(VnMedia) - Các đối tượng sử dụng các tài khoản mạng xã hội LinkedIn (đã thu thập sẵn) để đăng bài viết quảng cáo sản phẩm, tuyển dụng, kêu gọi đầu tư. Khi có người dùng Linkedin khác bình luận vào bài viết thì các đối tượng sẽ nhắn tin theo kịch bản có sẵn, gửi tập tin có chứa các đường dẫn tự động tải mã độc nhằm dẫn dụ người này bấm vào để xem nội dung...

Các trang web chống virus giả mạo phát tán phần mềm độc hại trên Android và Windows

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật Trellix phát hiện ra rằng các tác nhân đe dọa đang sử dụng các trang web giả mạo giả dạng giải pháp chống vi-rút hợp pháp của Avast, Bitdefender và Malwarebytes để phát tán phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp thông tin nhạy cảm từ thiết bị Android và Windows.