Các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn

0
0

 - Đây là khẳng định của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị Tín dụng Bất động sản tổ chức sáng nay (8/2).

Hiện nay dòng vốn vào thị trường bất động sản (BĐS) đến từ nhiều nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của người mua nhà, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng ngân hàng.

Đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại Hội nghị Tín dụng Bất động sản tổ chức sáng nay (ngày 8/2), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bà Nguyễn Thị Hồng, khẳng định, Nhà điều hành luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng BĐS và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

 

Cập nhật số liệu mới nhất, lãnh đạo NHNN cho biết, dư nợ tín dụng BĐS đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021, là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, mức cao nhất trong 5 năm qua.

Trong đó, tín dụng chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng, tự sử dụng. Cụ thể, kinh doanh BĐS tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%.

Theo phân khúc, dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%.

“Như vậy, có thể thấy hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được TCTD cho vay theo đúng quy định”, lãnh đạo NHNN cho biết.

Trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc cho biết, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững theo đúng các chủ trương định hướng của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Nhà điều hành cũng khẳng định, sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng trong đó có lĩnh vực BĐS.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Thống đốc cũng nhấn mạnh, sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Đồng thời, rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của các TCTD, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Hồ Chí Minh, khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, để tháo gỡ các khó khăn, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, rất cần sự quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các Bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Châu Giang


Ý kiến bạn đọc


U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại giải châu Á 2024

(VnMedia) - Cú đúp của Vĩ Hào và pha lập công của Văn Tùng đã giúp U23 Việt Nam đánh bại U23 Kuwait với tỷ số 3-1 ở trận ra quân tại bảng D, giải U23 châu Á 2024.

Giá vàng bất ngờ giảm sâu sau nhiều phiên tăng cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/4) tại thị trường New York, giá vàng giao ngay đã bất ngờ giảm sâu tới hơn 16 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng rơi xuống dưới mức 77 triệu đồng/lượng.

Người dân cần làm gì để tránh "sập bẫy" lừa cài đặt ứng dụng VNeID?

(VnMedia) - Để chủ động phòng ngừa và tránh bị mắc bẫy lừa đảo, cơ quan Công an khuyến cáo người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài, các đường link lạ...

Trực tiếp trên MyTV: Tuyển Việt Nam ra quân tại giải U23 châu Á 2024

(VnMedia) - Chạm trán đối thủ vừa tầm là U23 Kuwait, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đặt mục tiêu giành chiến thắng, qua đó “mở hàng” thuận lợi ở giải U23 châu Á 2024 và hướng tới cạnh tranh tấm vé dự Olympic Paris 2024. Người hâm mộ theo dõi toàn bộ giải U23 châu Á trên truyền hình MyTV.

Người dùng iPhone được cảnh báo tắt tính năng iMessage tạm thời để tránh bị hack

(VnMedia) - Ví tiền điện tử Trust Wallet thuộc sở hữu của sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã cảnh báo người dùng iOS về lỗ hổng bảo mật trên tính năng nhắn tin iMessage mà tin tặc có thể sử dụng để xâm nhập bất hợp pháp (hack) iPhone của họ mà không cần bất kỳ tương tác nào với họ.