Một số quy định mới của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

0
0

- Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa nêu một số quy định mới của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) rất tích cực, phù hợp với thực tiễn sẽ tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội và đáp ứng nhu cầu nhà ở của các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội trong thời gian tới đây.

Theo HoREA, Điều 43 và Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bỏ quy định bất hợp lý tại khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16, khoản 4 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1, khoản 2 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP), không còn bắt buộc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại từ 10 héc-ta (hoặc từ 2 héc-ta) trở lên tại các đô thị từ loại 3 (hoặc từ loại 1) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội, bởi lẽ không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án, nhất là tại các dự án nhà ở thương mại cao cấp, các dự án nhà ở thương mại trung cấp, để bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, quyền tự do lựa chọn sản phẩm nhà ở của doanh nghiệp bất động sản theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 về “quyền của doanh nghiệp”.  

Khoản 6 Điều 7 và khoản 1 Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tiếp tục quy định “5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở (…); 1. Khi lập, phê duyệt quy hoạch (…), yêu cầu bắt buộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (…) phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội” tương tự như khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở 2014 đã quy định “1. Khi phê duyệt quy hoạch (…), Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội”.

Chương VI Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bổ sung Mục 3 quy định mới về “Phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp” và Mục 4 quy định về “Phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang” để giải quyết nhu cầu nhà ở rất cấp bách cho công nhân, người lao động, chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, viên chức, công nhân, người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang phục vụ tại ngũ.

Khoản 5 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã sửa đổi khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 cho phép “người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động khu công nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang” được “hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định” để “mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”, do khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 không quy định tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được phép cho người thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động khu công nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang được hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, chính sách tín dụng “hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn tối đa không quá 25 năm” là chính sách quan trọng nhất để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Hiệp hội nhận thấy, bên cạnh việc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá bán nhà ở xã hội thì chính sách quan trọng nhất, thiết thực nhất đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội là được “hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn tối đa không quá 25 năm”. Về lâu dài khi nền kinh tế nước ta hùng mạnh hơn thì có thể kéo dài thời hạn vay ưu đãi đến 30 năm như một số nước đang thực hiện.

Khoản 3 Điều 81 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) bổ sung quy định mới: “3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để bổ sung vào một khoản mục riêng trong Quỹ đầu tư phát triển của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định của Chính phủ và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này”.

P.V


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.