Chứng khoán ngày 23/11: Thanh khoản sụt mạnh, VN-Index “xanh vỏ”

0
0

Ngay cả khi không tính đến giao dịch của NVL và PDR thì sáng nay tổng giá trị khớp lệnh hai sàn vẫn sụt giảm mạnh. Số lớn cổ phiếu giảm giá khiến độ rộng của VN-Index co hẹp đáng kể, nhưng chỉ số này vẫn đang tăng gần 2 điểm nhừ lực kéo của một số mã vốn hóa lớn...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong VN-Index cơ bản vẫn tăng giá, là nguyên nhân giúp chỉ số này xanh, trong khi đa số cổ phiếu thành phần lại đỏ.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong VN-Index cơ bản vẫn tăng giá, là nguyên nhân giúp chỉ số này xanh, trong khi đa số cổ phiếu thành phần lại đỏ.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong VN-Index cơ bản vẫn tăng giá, là nguyên nhân giúp chỉ số này xanh, trong khi đa số cổ phiếu thành phần lại đỏ.

Ngay cả khi không tính đến giao dịch của NVL và PDR thì sáng nay tổng giá trị khớp lệnh hai sàn vẫn sụt giảm mạnh. Số lớn cổ phiếu giảm giá khiến độ rộng của VN-Index co hẹp đáng kể, nhưng chỉ số này vẫn đang tăng gần 2 điểm nhừ lực kéo của một số mã vốn hóa lớn.

Nhóm blue-chips VN30 sau phiên điều chỉnh hôm qua đã quay lại đà tăng. Độ rộng của rổ này ghi nhận 16 mã tăng/12 mã giảm và chỉ số đại diện tăng 0,03%. Cổ phiếu ngân hàng đã quay lại nâng đỡ các chỉ số.

13/27 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng tăng giá sáng nay, trong khi 8/27 mã giảm cho thấy mặt bằng giá nhóm này khá tích cực. Dẫn đầu là BID tăng 3,98%, STB tăng 2,96%, CTG tăng 2,93%. Ngoài ra là SHB tăng 1,55%, TCB tăng 1,14%. Các trụ khác khá mạnh là VIC tăng 1,64%, VHM tăng 0,66% và PLX tăng 3,05%.

Nhờ nhóm vốn hóa lớn này tăng, VN-Index có lợi thế về điểm số, dù độ rộng chỉ là 136 mã tăng/260 mã giảm. Nếu như các phiên trước blue-chips điều chỉnh, thị trường rơi vào trạng thái “đỏ vỏ xanh lòng” thì sáng nay ngược lại.

Tuy vậy đà tăng của nhóm blue-chips không có sự hỗ trợ từ thanh khoản. VN30 sáng nay giao dịch rất kém với 1.602 tỷ đồng dù NVL vẫn khớp khá lớn hơn 657 tỷ đồng. Nếu không tính đến giao dịch của NVL thì sáng nay thanh khoản của nhóm blue-chips còn chưa bằng một phần ba mức giao dịch sáng hôm qua.

Trạng thái thanh khoản thấp cũng là tình trạng chung trên toàn thị trường. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết chỉ đạt gần 3.519 tỷ đồng, giảm 65% so với sáng hôm qua. Nếu cùng trừ đi giao dịch của NVL và PDR thì giao dịch sáng nay vẫn giảm tới 46%.

Thanh khoản giảm nhìn ở góc độ thị trường đang có nhu cầu chốt lời ngắn hạn thì vẫn là tín hiệu tốt. Nhà đầu tư có vẻ không muốn bán ra nhiều. Tuy vậy với 140 mã cổ phiếu trong VN-Index đang giảm trên 1% thì biên độ rớt giá cũng là khá lớn. Lực cầu đang suy yếu ở các mức giá cao và bên mua vẫn chọn chiến thuật chờ mua giá thấp. Nếu phiên chiều nay lượng hàng về bán ra nhiều hơn thì biên độ giảm giá có thể sẽ tăng mạnh cùng với thanh khoản cải thiện.

VN-Index giằng co quanh tham chiếu sáng nay với thanh khoản rất kém.
VN-Index giằng co quanh tham chiếu sáng nay với thanh khoản rất kém.

NVL và PDR tiếp tục là hai cổ phiếu giảm sàn mất thanh khoản sáng nay. Sau đợt bắt đáy lớn hôm qua nhưng giá vẫn giảm kịch biên độ, áp lực bán tiếp tục xuất hiện phiên này, nhưng không còn quy mô lớn như trước. NVL khớp xong 27,8 triệu cổ trị giá 657,1 tỷ đồng trong buổi sáng và hiện còn dư bán sàn 577.900 cổ, khá nhỏ. PDR mới chạy thoát được 738 ngàn cổ trị giá hơn 11 tỷ đồng và vẫn dư bán sàn 121,8 triệu cổ nữa. HPX dư bán sàn gần 42 triệu cổ. Nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung đã nguội đi đáng kể, hiện chỉ còn vài mã tích cực như VRE, NTL, VIC, BIG, BII, NVT... là tăng trên 1%.

Phía tăng giá trên HoSE hiện cũng chỉ có 64 mã vượt tham chiếu trên 1%, chiếm 47% số lượng cổ phiếu tăng giá. Thanh khoản chung quá tệ nên rất hiêm mã đạt thanh khoản cao từ 50 tỷ đồng trở lên, như BID, STB, CTG, POW, GEX, DGC.

Khối ngoại cũng đang giao dịch chán nản, với tổng giá trị mua vào tại HoSE là 396 tỷ đồng, trong khi bán ra 463,8 tỷ đồng. Mức ròng tương ứng -67,8 tỷ đồng. NVL đang bị bán ròng lớn nhất với 192 tỷ, nhưng số còn lại hầu như không đáng kể. CỔ phiếu bị bán nhiều nhất sau NVL là DGC cũng chỉ -18,4 tỷ và cổ phiếu đứng thsư 3 là VCB là -6,3 tỷ đồng. Phía mua có STB +41 tỷ, CTG +16,4 tỷ, POW +15 tỷ, NT2 +15 tỷ, BID +14,6 tỷ, PHR +11,6 tỷ.

Nếu cho rằng thị trường đang trong những phiên kiểm tra áp lực bán sau nhịp bật nảy tăng ngắn hạn thì thanh khoản suy giảm là một yếu tố thuận lợi. Dù vậy phiên sáng thường không phản ánh hết quan điểm của các nhà đầu tư, vì đến chiều lượng hàng mới về tài khoản, suy nghĩ có thể thay đổi. Việc chỉ số hầu như không phản ánh đúng giao dịch cũng thể hiện tín hiệu kém chính xác về cung cầu.

(Vneconomy)

https://vneconomy.vn/thanh-khoan-sut-manh-vn-index-xanh-vo.htm


Ý kiến bạn đọc


Chuyển đổi số đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”

(VnMedia) - "Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, hàng loạt doanh nghiệp lớn như VNDirect, PVOIL… là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware với hình thức, thủ đoạn giống nhau là tấn công mã hóa dữ liệu nhằm mục đích đòi tiền chuộc...

Giá vàng tiếp đà giảm phiên thứ 3 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (25/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm thêm gần 6 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.

Lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hơn 300 nghìn trang web WordPress

(VnMedia) - CERT của Nhật Bản mới đây đã cảnh báo về lỗ hổng nghiêm trọng (CVE-2024-28890, CVSS v3: 9.8) trong Forminator có thể cho phép tin tặc từ xa tải phần mềm độc hại lên các trang web bằng cách sử dụng plugin.

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024

(VnMedia) – Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3% trong năm 2025 và 2026, dựa trên kỳ vọng giá năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn đinh.