Đồng đô la Mỹ tăng vọt gieo rắc nỗi đau trên toàn thế giới

0
0

 - Chi phí sinh hoạt ở Cairo tăng cao đến mức nhân viên bảo vệ Mustafa Gamal phải đưa vợ và con gái một tuổi đến sống với cha mẹ tại một ngôi làng cách thủ đô Ai Cập 70 dặm về phía nam để tiết kiệm tiền.

 

Gamal, 28 tuổi, ở lại, làm hai công việc, ở chung một căn hộ với những người trẻ khác và loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn của mình. Ông nói: “Giá của mọi thứ đã tăng gấp đôi. Chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác”, Gamal thừa nhận.

Trên khắp thế giới, nhiều người đang có cùng nỗi đau và sự thất vọng giống như Gamal. Một người buôn bán phụ tùng ô tô ở Nairobi, một người bán quần áo trẻ em ở Istanbul và một nhà nhập khẩu rượu ở Manchester, Anh, có cùng phàn nàn: Đồng đô la Mỹ tăng giá khiến đồng nội tệ của họ yếu đi, góp phần làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ hàng ngày. Điều này đang làm gia tăng khó khăn tài chính vào thời điểm các gia đình đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực và năng lượng liên quan đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ông Eswar Prasad, giáo sư về chính sách thương mại tại Đại học Cornell, cho hay: “Đồng đô la mạnh làm cho tình hình ở phần còn lại của thế giới trở nên tồi tệ hơn”. Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng sự tăng giá mạnh của đồng đô la đang làm tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm tới.

Đồng đô la tăng 18% trong năm nay và tháng trước đã chạm mức cao nhất trong 20 năm, theo Chỉ số đô la Mỹ chuẩn ICE -  một chỉ số đo lường đồng đô la so với rổ tiền tệ chủ chốt.

Lý do cho sự tăng giá của đồng đô la không có gì là bí ẩn. Để chống lại lạm phát tăng cao của Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) của nước này đã tăng lãi suất ngắn hạn chuẩn của mình năm lần trong năm nay và cơ quan này đang phát đi tín hiệu về khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Điều đó đã dẫn đến lãi suất cao hơn đối với nhiều loại trái phiếu chính phủ và công ty Mỹ, thu hút các nhà đầu tư và đẩy đồng tiền của Mỹ tăng giá hơn nữa.

Hầu hết các đồng tiền khác đều yếu hơn nhiều khi so sánh với đồng đô la Mỹ (USD), đặc biệt là ở các nước nghèo. Đồng rupee của Ấn Độ đã giảm gần 10% trong năm nay so với đồng đô la, đồng bảng Ai Cập giảm 20%, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm một một mức đáng kinh ngạc 28%.

Ông Celal Kaleli, 60 tuổi, bán quần áo trẻ sơ sinh và túi tã ở Istanbul. Bởi vì anh ta cần nhiều đồng lira hơn để mua khóa kéo và lót nhập khẩu được định giá bằng đô la, ông đã phải tăng giá đối với những khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ - những người đang vật lộn để trả cho anh ta bằng đồng nội tệ bị giảm giá rất nhiều.

“Chúng tôi đang chờ đợi năm mới,” ông Kaleli nói. “Chúng tôi sẽ xem xét tài chính của mình và sẽ giảm quy mô cho phù hợp. Chúng tôi không thể làm gì khác được. ''

Các nước giàu cũng không được miễn nhiễm trước ảnh hưởng từ đồng đô la Mỹ tăng mạnh. Tại châu Âu, vốn đang bên bờ vực của một cuộc suy thoái trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt, đã lần đầu tiên trong 2 năm chứng kiến 1 đồng euro của họ có giá trị dưới 1 đô la của Mỹ và bảng Anh đã giảm 18% so với một năm trước. Đồng bảng Anh gần đây đã tương đương với đồng đô la sau khi Thủ tướng mới của Anh - bà Liz Truss, tuyên bố cắt giảm thuế lớn, làm chao đảo thị trường tài chính và dẫn đến việc Bộ trưởng Tài chính của bà mất chức.

Thông thường, các quốc gia có thể nhận được một số lợi ích từ việc đồng tiền của họ giảm giá vì nó làm cho sản phẩm của họ rẻ hơn và cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Nhưng hiện tại, bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ xuất khẩu cao hơn đều bị lấn át vì tăng trưởng kinh tế đang bị ảnh hưởng ở hầu hết mọi nơi.

Đồng đô la tăng mạnh đang gây ra nỗi đau ở khắp nơi theo một số cách:

- Nó làm cho hàng nhập khẩu của các nước khác trở nên đắt hơn, làm tăng thêm áp lực lạm phát hiện có.

- Nó bóp chết các công ty, người tiêu dùng và chính phủ vay tiền bằng đồng đô la Mỹ. Đó là do người trả nợ sẽ cần nhiều nội tệ hơn để chuyển đổi thành đô la khi thanh toán khoản vay.

- Nó buộc các ngân hàng trung ương ở các quốc gia khác phải tăng lãi suất để cố gắng nâng đỡ đồng tiền của họ và giữ cho tiền không chạy ra khỏi biên giới của họ. Nhưng tỷ lệ lãi suất cao hơn cũng làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Nói một cách đơn giản: “Đồng đô la tăng giá là một tin xấu đối với nền kinh tế toàn cầu,” chuyên gia Ariane Curtis của Capital Economics nhận định. “Đó là một lý do khác khiến chúng tôi dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái vào năm tới.”

Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc


Hủy phiên đấu thầu vàng lần thứ hai trong tuần

(VnMedia) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo hủy đấu thầu phiên đấu thầu vàng sáng 25/4 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. 

Chuyển đổi số đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”

(VnMedia) - "Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware

(VnMedia) - Công an TP Hà Nội cho biết, hàng loạt doanh nghiệp lớn như VNDirect, PVOIL… là nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware với hình thức, thủ đoạn giống nhau là tấn công mã hóa dữ liệu nhằm mục đích đòi tiền chuộc...

Giá vàng tiếp đà giảm phiên thứ 3 liên tiếp

(VnMedia) - Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (25/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục giảm thêm gần 6 USD/ounce. Đây là phiên đi xuống thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.

Lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hơn 300 nghìn trang web WordPress

(VnMedia) - CERT của Nhật Bản mới đây đã cảnh báo về lỗ hổng nghiêm trọng (CVE-2024-28890, CVSS v3: 9.8) trong Forminator có thể cho phép tin tặc từ xa tải phần mềm độc hại lên các trang web bằng cách sử dụng plugin.