Việt Nam nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc

0
0

Trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 216,26 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng tăng 26,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhiều mặt hàng chính được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 7/2022 là 30,53 tỷ USD, giảm 5,3% về số tương đối và giảm 1,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. 

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 7 tháng đạt 216,26 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng tăng 26,53 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các nhóm hàng như: máy vi tính sản phẩm điện từ và linh kiện tăng 10,08 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 3,12 tỷ USD; than các loại tăng 2,73 tỷ USD; hóa chất tăng 1,47 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 2,78 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,33 tỷ USD...

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng 7 là 6,89 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đạt 50,1 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 7 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc là 14,64 tỷ USD, tăng 25,6%; từ Hàn Quốc là 14,33 tỷ USD, tăng 37,1%; từ Đài Loan với 6,98 tỷ USD, tăng 35,7%; từ Nhật Bản với 4,05 tỷ USD, tăng 34,6%… so với cùng kỳ năm 2021.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,03 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng qua là 26,64 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 7 tháng/2022 với trị giá là 14,23 tỷ USD, giảm 1,3%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 3,95 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản với 2,5 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

 

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2022 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 16,96 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới 52%, với 8,87 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,77 tỷ USD, tăng 24,2% so với tháng trước. Tính trong 7 tháng/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 12,08 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 11,05 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 30,1%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 4,79 tỷ USD, giảm 3,6%… so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 7/2022, lượng nhập về đạt 14.360 chiếc, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính chung, trong 7 tháng/2022, Việt Nam nhập khẩu 78.026 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 60.993 chiếc, chiếm 78% tổng lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 7 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 31.798 chiếc, giảm 33% và từ Inđônêxia với 28.109 chiếc, giảm gần 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xăng dầu các loại: trong tháng 7/2022, lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 651 nghìn tấn với trị giá là 736 triệu USD, tăng 5,4% về lượng và giảm 9,4% về trị giá so với tháng trước. Lượng xăng dầu nhập khẩu tính đến hết tháng 7/2022 là 5,4 triệu tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước với trị giá 5,73 tỷ USD, tăng 120,1%, tương ứng tăng  3,13 tỷ USD.  Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc với 2,17 triệu tấn, tăng 92%; từ Malaysia với 815 nghìn tấn, giảm 48,5%; từ Singapore với 753 nghìn tấn, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Sắt thép các loại : Trong tháng 7, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 909 nghìn tấn, giảm 26,9% và trị giá đạt 1,03 tỷ USD giảm 25,4% so với tháng trước. Tính đến hết  tháng 7/2022, lượng nhập khẩu nhóm hàng này giảm 7,9%, đạt 7,4 triệu tấn với trị giá đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc đạt 3,41 triệu tấn, giảm 14,7%; Nhật Bản đạt 1,15 triệu tấn, tăng 5,9%; Hàn Quốc đạt 793 nghìn tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao, tiến gần mốc 2.400 USD/ounce

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (20/4) tại thị trường New York, giá vàng giao ngay đã tiếp tục tăng hơn 10 USD/ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.

Trực tiếp Bán kết FA Cup: Đại chiến Man City - Chelsea trên MyTV

(VnMedia) - Chính thức bị loại khỏi Champions League, Man City sẽ phải tập trung vào cuộc so tài rất được chờ đợi trước Chelsea tại Bán kết cúp FA. Trận cầu hấp dẫn giữa 2 đối thủ nhiều duyên nợ  sẽ được truyền hình MyTV trực tiếp gửi tới khán giả cuối tuần này.

Những gói cước 4G VinaPhone trả trước hấp dẫn không nên bỏ lỡ

(VnMedia) - Với gói cước 4G của VinaPhone, bạn sẽ thỏa sức lướt web, gọi điện nội mạng và ngoại mạng mà không lo về giá cả. Đặc biệt, chi phí rất hợp lý và phù hợp với mọi đối tượng.

Giá vàng lại đảo chiều tăng cao 

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (19/4) tại thị trường New York, giá vàng giao ngay đã bật tăng hơn 12 USD/ounce sau phiên giảm sâu trước đó. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn đang duy trì ở dưới mức 77 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với hải quan

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.