HoREA hỏa tốc giải trình về việc nhiều đại biểu Quốc hội quan ngại về đầu cơ gom đất nông nghiệp

0
0

- Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sẽ có chuyện thu gom đất nông nghiệp, thất thoát ngân sách nếu cho nhà đầu tư chuyển đổi đất làm nhà ở thương mại không qua đấu giá. Tối 7/1, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản "hỏa tốc" báo cáo giải trình về quan ngại của nhiều đại biểu Quốc hội đối với đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014.

Nhiều nguy cơ nếu cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dự án?

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất, khai mạc ngày 4/1, để xem xét quyết định 4 vấn đề cấp bách nhất, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, chủ động thích ứng linh hoạt, an toàn trong điều kiện bình thường mới.

Tại kỳ họp này, đã có các ý kiến quan ngại của nhiều đại biểu Quốc hội đối với nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014.

Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách (đại biểu tỉnh Bắc Giang), băn khoăn khi cho phép nhà đầu tư được chuyển đổi sang đất ở mà không phải thông qua đấu giá, đầu thầu với các dự án nhà ở thương mại.

Ông lo ngại sẽ xảy ra chuyện doanh nghiệp đi gom đất nông nghiệp, làm dự án nhà ở thương mại mà "nghiễm nhiên" được chuyển đổi không cần phải đấu thầu, đấu giá.

"Quy định như vậy tạo ra kẽ hở cho doanh nghiệp để thâu tóm đất đai, thu gom đất và tạo nên hệ lụy kéo dài khi gom đất nông nghiệp quy mô lớn, gây tác động đến điều chỉnh quy hoạch", ông Lâm nói.

Chưa kể, việc doanh nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không qua đấu giá sẽ xảy ra thất thoát ngân sách, vì không đấu giá tạo chênh lệch giá, tiền sẽ chảy vào túi doanh nghiệp.

Ông Lâm cũng nói thêm, hiện nay, nếu sở hữu đất nông nghiệp, người dân muốn chuyển quyền sử dụng sang đất ở thì phải thông qua đấu giá, trong khi nếu sửa điều luật này thì doanh nghiệp lại không cần khâu này nữa. Điều này là sự bất hợp lý, không công bằng giữa quyền chuyển đổi đất của doanh nghiệp và người dân.

Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng đồng tình, nếu sửa đổi luật mà không chặt chẽ có thể "hợp thức hóa cho rất nhiều trường hợp mà lợi ích không nằm về phía người dân".

Ông cũng đề nghị quy định phải chặt chẽ hơn, đặc biệt là khu đất ở thành phố lớn, vùng đô thị có vùng đất kẹp do chủ sở hữu khác nhau, chuyển đổi qua các giai đoạn. Khu vực nội đô, tồn tại lịch sử lâu rồi thì cần có quá trình xử lý, làm sao thu được ngân sách, giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân.

"Quy định như trên có thể dẫn đến vấn đề xã hội phức tạp. Đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về tác động của điều khoản này", ông Thành nói.

Ảnh minh họa

HoREA 'giải trình' ra sao?

Đồng thời, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Sau khi được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo nguyên tắc định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường theo quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2013.

"Do vậy, nếu các địa phương thực thi pháp luật về đất đai chặt chẽ, nghiêm túc thì sẽ không xảy ra chuyện doanh nghiệp đi gom đất nông nghiệp, thâu tóm đất nông nghiệp quy mô lớn", ông Châu nói.

Về quan ngại có hay không "sự bất hợp lý, không công bằng giữa quyền chuyển đổi đất của doanh nghiệp và người dân", Hiệp hội nhận thấy ý kiến này chưa thật chính xác bởi lẽ Điều 118 Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể 8 trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất; 9 trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất và không hề quy định "người dân muốn chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì phải thông qua đấu giá" như ý kiến quan ngại của đại biểu Quốc hội.

Đồng thời, khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai 2013 cũng đã quy định cụ thể các điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân (kể cả tổ chức kinh tế) đang sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu chuyển mục đích sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013.

Riêng đối với tổ chức kinh tế còn phải đáp ứng các điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định Điều 58 Luật Đất đai 2013, nên không xảy ra "sự bất hợp lý, không công bằng giữa quyền chuyển đổi đất của doanh nghiệp và người dân" như ý kiến quan ngại của đại biểu Quốc hội.

Cuối cùng, HoREA nhận thấy, việc có thể xảy ra thất thu ngân sách nhà nước khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất không phải là hệ quả trực tiếp của "việc doanh nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất".

Bởi lẽ, để có được quỹ đất đầu tư thì doanh nghiệp đã phải "mua lại" quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường (chứ không phải "tự nhiên" mà doanh nghiệp lại có quỹ đất).

Chưa kể, tất cả các doanh nghiệp luôn luôn chấp hành và thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Trong khi vấn đề định giá đất, tính "tiền sử dụng đất, tiền thuê đất" thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

"Để phòng ngừa và chống thất thu ngân sách nhà nước khi tính "tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá khởi điểm đấu giá", trong hơn 15 năm qua HoREA đã kiến nghị phát huy vai trò của "Trung tâm phát triển quỹ đất" cấp tỉnh. Nếu làm tốt việc này sẽ không còn những lo ngại như các đại biểu Quốc hội lo lắng.

"HoREA kính đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quý vị đại biểu Quốc hội quan tâm xem xét thông qua Tờ trình số 535/TTr-CP ngày 01/12/2021 của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020)", ông Lê Hoàng Châu đề xuất.

Trúc Dân


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.