"Điều cốt tử" để tránh rủi ro khi nợ công dự báo vượt 4 triệu tỷ đồng

0
0

 - Thảo luận về kinh tế - xã hội trong phiên họp chiều ngày 3/11, nhiều Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề nợ công. Theo các đại biểu, con số này vẫn chưa vượt trần, nhưng với tốc độ tăng như vậy, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đều cao hơn, tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia.  Do vậy, cần thiết thì vẫn phải tăng trần, nhưng "điều cốt tử" là phải tạo ra nguồn thu.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang)

ĐBQH Nguyễn Minh Sơn - đoàn Tiền Giang
ĐBQH Nguyễn Minh Sơn - đoàn Tiền Giang

Nợ công năm 2020 dự kiến sẽ vượt 3,6 triệu tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ gốc lẫn lãi khoảng 360.000 tỷ đồng. Năm 2021 nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỷ đồng. Năm 2021 nợ công sẽ vượt mốc 4 triệu tỷ đồng, với nghĩa vụ trả nợ ngày càng lớn.

Theo dại biểu Dù dự báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP đánh giá lại và khoảng 58,6% GDP chưa đánh giá lại, chưa vượt trần, nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách có thể vượt mức 27,4% so với nợ công ngày 31/12/2016 là 2.868.881 tỷ đồng thì 5 năm tăng 56,6%, bình quân 1 năm tăng 11,32%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

 Với tốc độ tăng như vậy, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đều cao hơn. Một mặt làm giảm mạnh dư địa cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của ngân sách. Mặt khác, tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh dư địa tăng thu ngân sách giai đoạn tới gặp khó khăn. Do đó, cần phải có giải pháp đặc biệt quyết liệt, hiệu quả, tiết kiệm hơn trong việc sử dụng đồng vốn này.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - đoàn TP. Hồ Chí Minh
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - đoàn TP. Hồ Chí Minh

Có cử tri lo lắng, phải chăng chúng ta điều chỉnh quy mô kinh tế để có thể nâng cao một loạt tiêu chí như là bội chi ngân sách, nợ công và nợ nước ngoài. Việc này tạo ra dư địa cho vay nợ và chi ngân sách nhưng cũng có thể là dư địa cho lãng phí, kém hiệu quả hay tham nhũng trong đầu tư công.

Theo tôi, nếu cần nâng trần vì những khó khăn khách quan như COVID-19 thì chúng ta nâng trần. Điều cốt tử của vấn đề ngân sách là tạo ra nguồn thu, kiểm soát thu chi, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ. Làm tốt những việc trên thì không sợ nâng trần.

Tôi đề nghị Chính phủ giải thích rõ hơn để cử tri yên tâm trong điều kiện bình thường mới và hậu quả của lũ lụt vừa qua. Vấn đề an sinh xã hội trong 5 năm tới là một yêu cầu cấp bách và quan trọng và có thể làm phá sản các kế hoạch phát triển, nếu xảy ra khủng hoảng về an sinh.

Tôi đề nghị có giải pháp cụ thể hơn. Ngoài ra, trong khi hỗ trợ một cách trúng đích và kịp thời, các doanh nghiệp gặp khó khăn chưa thấy Chính phủ nêu giải pháp đối với các dự án trùm mền, đắp chiếu đang nợ và lỗ lũy kế hàng 100.000 tỷ. Cử tri chờ đợi Chính phủ thông tin về điều này.

Đại biểu Ngô Sách Thực - Bắc Giang

ĐBQH Ngô Sách Thực - đoàn Bắc Giang
ĐBQH Ngô Sách Thực - đoàn Bắc Giang

Thời gian qua, nền tài chính quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực, tiến bộ hơn giai đoạn trước cả về thể chế, chính sách, pháp luật và các mục tiêu thu chi, cơ cấu lại nợ công và thực hiện 9/12 chỉ tiêu của Chính phủ đã đạt và chính sách tài khóa tiền tệ là cơ sở quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng dự trữ ngoại hối.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn phải thực hiện các gói hỗ trợ, giãn chậm nộp một số khoản thu ngân sách thì có gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần phải rà soát lại một số nguồn thu hiện nay như bán hàng qua mạng chiếm trên 25%, nhưng việc thu qua mạng như thế nào thì chưa rõ.

Biển số xe máy, xe ô tô nếu có chính sách đấu giá và quản lý tốt cũng là một nguồn thu không nhỏ. Chống thất thu qua chuyển giá cũng là một chuyên đề cần chuyên sâu, chỉ đạo sâu sát, nội dung này tôi đồng tình với đại biểu Hùng ở Thái Nguyên phát biểu sáng nay.

Về chi ngân sách, Chính phủ cần ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn tới là rất cần thiết. Số chi thường xuyên hiện nay vẫn chiếm 63,4% và không đạt được chỉ tiêu giảm chi thường xuyên xuống còn 61%.

Cần giảm một số nội dung chi và nội dung chi không cần thiết nhưng cũng không nên có giảm bình quân. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay rất cần các biện pháp kích cầu, trong đó có tăng chi cho đầu tư công, như vậy tăng chi cho đầu tư công rồi các biện pháp phòng, chống lãng phí, tham nhũng trong đầu tư công, rồi đưa nhanh các công trình vào sử dụng là một giải pháp rất cơ bản.

 

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

(VnMedia) - Đứng trong Top 10 của 2 lĩnh vực bình chọn và danh sách Nhóm Câu lạc bộ nghìn tỷ tại lễ trao giải Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023, VNPT tiếp tục khẳng định vị trí doanh nghiệp đầu ngành CNTT và Truyền thông.

Cử tri Hà Nội kiến nghị sửa đổi Nghị định, thông tư về định giá đất

(VnMedia) - Cử tri huyện Đông Anh kiến nghị đại biểu Quốc hội xem xét đề nghị các Bộ, ngành tham mưu sửa đổi, thay thế Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư…

Chung cư mini đua nhau “khoác” thang thoát hiểm cạnh cửa sổ, Bộ Xây dựng nói gì?

(VnMedia)- Sau vụ cháy thảm khốc khiến 56 người chết, nhiều chủ các khu chung cư minin ở Hà Nội đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà do mình xây dựng khi chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất bằng cửa chính nên đã lắp thêm thang thoát hiểm bằng sắt thép gần cửa sổ các căn hộ.

Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

(VnMedia) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

NATO chuẩn bị tập trận lớn nhất, Nga nghiêm khắc cảnh báo

(VnMedia) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cáo buộc NATO đang diễn tập cho một cuộc xung đột quân sự với Moscow, khi liên minh quân sự phương Tây do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.