Những cổ phiếu bị giảm mạnh nhất do ảnh hưởng dịch Covid-19

0
0

Theo thống kê, dưới ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, trên thị trường chứng khoán đã không có nhóm ngành nào thoát khỏi đợt suy giảm. Trong đó, kể cả nhóm ngành Dược phẩm hay Viễn thông là những nhóm ngành mà các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi dịch, có khả năng duy trì kết quả kinh doanh, giá cổ phiếu cũng giảm trên 10%. Các nhóm ngành sụt giảm mạnh nhất là Bán lẻ, Du lịch và Giải trí, Dầu khí.

Cú sốc dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán

Theo Báo cáo chiến lược vĩ mô và thị trường quý 1/2020 của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, thị trường thế giới trong quá khứ đã từng có những đợt sụt giảm mạnh như giai đoạn vừa qua. Đợt sụt giảm “ngày thứ 2 đen tối” 19/10/1987 do lo ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại; đợt sụt giảm sâu năm 2001 do sự bùng nổ đầu cơ các cơ các cổ phiếu công nghệ, dẫn tới việc cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ được định giá quá cao; và gần đây nhất là năm 2008 khi khi thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính có nguyên nhân đến từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ. Dù có điểm chung là giảm điểm mạnh và nhanh, tuy nhiên, nguyên nhân của đợt sụt giảm này lại khác hẳn những lần sụt giảm trước.

Diễn biến dịch bệnh lần này bất ngờ, có tốc độ lan nhanh, ảnh hưởng đồng loạt tới nhiều nền kinh tế, nhiều thị trường và gần như không có một tổ chức nào dự báo được kịch bản đang diễn ra hiện nay trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ảnh minh họa

Theo thống kê, tính đến hết ngày 31/03/2020, chỉ số Vn-Index đóng cửa ở mức 662,53 điểm, giảm 298,46 điểm tương đương với -31,06% so với đầu năm 2020. Mức giảm trong quý 1 là mức giảm lớn thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau khủng hoảng ở quý 1/2008 với mức giảm 44,25%.

Báo cáo chiến lược vĩ mô và thị trường quý 1/2020 của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt chỉ rõ, xét về các nhóm ngành, không có nhóm ngành nào thoát khỏi đợt suy giảm này của thị trường. Trong đó, kể cả nhóm ngành Dược phẩm hay Viễn thông là những nhóm ngành mà các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi dịch, có khả năng duy trì kết quả kinh doanh, giá cổ phiếu cũng giảm trên 10%. Các nhóm ngành sụt giảm mạnh nhất là Bán lẻ, Du lịch và Giải trí, Dầu khí.

Cụ thể, một số ngành có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số Vn-Index là Bất động sản (giảm 30,10%), khiến chỉ số Vn-Index giảm 79,48 điểm với đại diện là mã VIC (-27,48%), VHM (-35,14%) và VRE (-43,68%). Tiếp theo, nhóm ngành Ngân hàng với mức giảm 27,22% làm chỉ số Vn-Index mất 74,16 điểm, trong đó VCB (-31,26%), BID (-33,15%) và TCB (-36,31%) là những mã vốn hoá lớn có tác động tiêu cực nhất. 

Các nhóm ngành lớn khác như thực phẩm và đồ uống (giảm 27,11%); Du lịch và giải trí (giảm 34,78%) và Dầu khí (giảm 35,92%) ảnh hưởng tiêu cực và khiến chỉ số Vn-Index mất lần lượt 41,52 điểm; 15,21 điểm và 7,61 điểm. Nhóm ngành có mức giảm thấp nhất là nhóm ngành Y tế (giảm 14,18%) và Hoá chất (giảm 16,11%).

Quý 1/2020, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8.750 tỷ đồng

Theo quan sát của BVSC, tại 9 thị trường chứng khoán các nước thuộc nhóm thị trường mới nổi và cận biên tại khu vực châu Á (không bao gồm Trung Quốc do nước này công bố dữ liệu muộn), tính từ đầu năm tới nay khối ngoại đã bán ròng 44,03 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng tháng 2 và tháng 3 (sau thời điểm Trung Quốc phong toả thành phố Vũ Hán), thì các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 43,87 tỷ USD ở cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Đài Loan (-16,74 tỷ USD), Hàn Quốc (-13,54 tỷ USD), Ấn Độ (-7,47 tỷ USD) và Thái Lan (-3,08 tỷ USD) là những thị trường chịu áp lực bán ròng lớn nhất.

Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra trong quý I/2019, khi mà nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 18,15 tỷ giá trị cổ phiếu ở các thị trường này. Xu hướng bán ròng của khối ngoại tăng mạnh trong 2 tháng 2 và 3 của quý 1/2020 – khi dịch bệnh lan rộng ra toàn cầu chứ không chỉ ở một vài nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo Báo cáo chiến lược vĩ mô và thị trường quý 1/2020 của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, nguyên nhân chính có lẽ xuất phát từ dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới tâm lý lo ngại rủi ro của các nhà đầu tư, khiến họ có xu hướng bán cổ phiếu và chuyển sang nắm giữ trái phiếu chính phủ hoặc tiền mặt.

Còn tại thị trường Việt Nam, tính trong 3 tháng đầu năm 2020, khối ngoại thực hiện bán ròng 8.705 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trong đó, có 9.543 tỷ đồng được NĐTNN bán thông qua phương thức khớp lệnh, nhưng nhà ĐTNN vẫn mua vào 702 tỷ đồng qua phương thức thoả thuận. Hoạt động bán ròng cũng diễn ra tương đối mạnh thông qua các quỹ ETFs. 

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.