Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận: Ngân hàng đưa điều kiện "làm khó" nhà đầu tư

0
0

 - Lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, vướng nhất hiện nay của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là về vốn vay tín dụng. Các ngân hàng đưa ra nhiều điều kiện bất hợp lý.

Ngày 27/9/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và kiểm tra dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Tại đây Thủ tướng đã quyết định về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2018 cho các dự án, trong đó có dự án cao tốc Trung Lương -Mỹ Thuận.

Thủ tướng biểu dương UBND tỉnh Tiền Giang, các nhà đầu tư và 3 ngân hàng (Viettinbank, Argibank, BIDV) đã sát cánh bên nhau cùng tháo gỡ những khó khăn của dự án. Đồng thời, Thủ tướng nhắc nhở việc đồng ý tham gia liên danh các ngân hàng tài trợ vốn của VPBank nhưng sau đó lại rút ra, gây lúng túng cho các chủ đầu tư và dự án là không rõ ràng.

Thủ tướng cũng động viên các nhà đầu tư cố gắng đẩy nhanh tiến độ, quyết liệt hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đề ra:Thông tuyến vào ngày 31/12/2020, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2021.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận Mai Mạnh Hồng cho biết, "Quyết định của Thủ tướng về việc phân bổ nguồn vốn 2.186 tỷ đồng cho Dự án là động lực cho chúng tôi phấn đấu nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã có phương án thi công 24/24, làm suốt 3 ca để bảo đảm tiến độ đã đề ra".

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là một trong những trục đường trọng tâm của quốc gia nối TP.HCM với 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

Dự án này được khởi công lần đầu vào năm 2009, nhưng sau 10 năm triển khai,đổi nhiều Nhà đầu tư đến nay mới hoàn thành khoảng 27% khối lượng dự án (trong đó 3 tháng gần đây sau khi tái khởi động dự án tăng hơn 10% so với khối lượng thực hiện trong 10 năm). Dự án vẫn chậm so với yêu cầu đặt ra vì những vướng mắc trong triển khai, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong xác định tổng mức đầu tư điều chỉnh cũng như trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh dự án và huy động vốn.

Dự án có tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng, trong đó 3.400 tỷ là vốn tự có của Nhà đầu tư (giải ngân cùng các nguồn vốn khác theo tiến độ), 2.186 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, 7.082 tỷ đồng vốn vay tín dụng.

Thủ tướng cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương thị sát điểm đầu của dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận ngày 27/9/2019. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Ngân hàng đưa điều kiện làm khó nhà đầu tư

Ngày 27/9/2019, lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, vướng nhất hiện nay của dự án là về vốn vay tín dụng.

Hiện các ngân hàng:Vietinbank, BIDV, Agribank đều cam kết cho vay 5,800 tỷ đồng. Ngày 16/9/2019, Ngân hàng đầu mối Vietinbank có văn bản gửi VP Bank đề nghị tiếp tục tham gia tài trợ phần hạn mức còn thiếu là 1.282 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, các ngân hàng vẫn chưa thống nhất báo cáo thẩm định chung, thông báo cấp tín dụng, chưa xác định chính xác phần còn thiếu do ngân hàng nào tham gia đồng tài trợ.

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, các ngân hàng đưa ra các điều kiện bất hợp lý.

Cụ thể, nhà đầu tư (NĐT) đã thống nhất tăng vốn tự có từ 2.787 tỷ đồng lên đến 3.400 tỷ đồng tương ứng 32,4% vốn BOT ( so với các dự án cao tốc Bắc Nam chỉ là 20%) nhưng hiện nay Ngân hàng lại yêu cầu tăng đến khoảng 3.800 tỷ đồng, tương ứng 36% vốn BOT (với lý do không tính lãi nhập gốc của phần vốn Nhà đầu tư huy động trong thời gian thi công, khác với các thông lệ từ trước đến nay) .

Lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Trung Lương -Mỹ Thuận cho rằng, nhà đầu tư không thể đáp ứng được, qua đó cho thấy việc các ngân hàng chưa cho vay đã tiếp tục tạo sức ép về vốn cho dự án.

Một điều bất hợp lý khác đó là Nhà đầu tư đã giải ngân vào dự án khoảng 2.500 tỷ đồng nhưng hiện nay ngân hàng yêu cầu NĐT giải ngân đủ 3.400 tỷ đồng và vốn NSNN được giải ngân thì mới giải ngân phần vốn tín dụng sẽ gây rủi ro rất lớn cho dự án. Mặc dù vốn NSNN đã có dự án sẽ thông tuyến năm 2020 nhưng nếu vốn tín dụng không giải ngân được, không thể thúc đẩy được tiến độ dự án hoàn thành trong năm 2021 khi chưa có nguồn vốn để tập kết vật liệu, vật tư dự phòng, kiểm soát giá cả… trong khi thời gian thi công còn lại của dự án rất ngắn.

Tỷ lệ giải ngân tín dụng tạm ứng tối đa 10% giá trị hợp đồng (Nghị định 37 thì quy định tối thiểu 10% - tối đa 50%). Với tiến độ gấp rút và các nhà thầu đã phải tự bỏ tiền để thi công trong suốt thời gian qua nhưng tỷ lệ tạm ứng quá thấp là điều kiện đánh đố bất hợp lý, nhà thầu không thể đảm bảo tài chính để đẩy nhanh thi công.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận Mai Mạnh Hồng cho rằng, những các điều kiện tín dụng trên sẽ rất khó khăn cho việc triển khai Dự án, không đúng với tinh thần đã được Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh Tiền Giang đã cùng thống nhất chỉ đạo và báo cáo với lãnh đạo Chính phủ tại các cuộc họp. Điều đó cho thấy các Ngân hàng thương mại đang đưa ra các yêu cầu vượt khả năng thực hiện của Doanh nghiệp dự án trong khi khả năng hợp vốn của các Ngân hàng chưa đảm bảo.

Thi công tại Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh:NLĐ

 

Cần sớm giải ngân

Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cũng đã có đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các vướng mắc ; tiếp tục quan tâm chỉ đạo để thúc đẩy các thủ tục sớm giải ngân từ các Bộ ngành liên quan (Tài chính, KH&ĐT và UBND tỉnh Tiền Giang) để có vốn vào dự án trong tháng 10/2019.

Khi nguồn vốn NSNN đã được giải ngân Nhà đầu tư cam kết huy động mọi nguồn lực để đảm bảo tiến độ thông tuyến trong năm 2020 theo chỉ đạo của TTCP.

Ngoài ra, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước có ý kiến để xác định các ngân hàng hợp vốn cam kết không thay đổi thành viên, không đặt ra các điều kiện cho vay và giải ngân vượt khả năng của nhà đầu tư hiện nay để giải ngân vốn tín dụng cho dự án trong tháng 10/2019, giải ngân tín dụng đồng thời tương ứng với phần vốn của NĐT đã ứng ra 2.500 tỷ và Nhà nước đã bố trí 2.186 tỷ đồng.

Theo Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, trường hợp các ngân hàng không tháo gỡ các điều kiện bất hợp lý như trên thì dù ký lại hợp đồng tín dụng vẫn không thể giải ngân được vốn tín dụng. Do đó, kiến nghị UBND Tỉnh Tiền Giang tổ chức họp, báo cáo Thủ tướng trong tháng 10/2019, đề xuất giải pháp bố trí nguồn vốn khác để đảm bảo thực hiện hoàn thành dự án trong năm 2021, cụ thể:

Bổ sung nguồn vốn NSNN để bù đắp phần vốn tín dụng còn thiếu từ việc hợp vốn của các ngân hàng chưa đảm bảo là 1.282 tỷ đồng (bố trí vốn trong năm 2020) và đề nghị các Ngân hàng hợp vốn cho vay phần đã cam kết; Cho phép tiếp cận nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển VN (VDB).

Sớm phê duyệt đề án thu phí do Bộ GTVT trình đối với đoạn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương và giao ngân hàng VDB quản lý nguồn thu để có nguồn cho vay nhằm ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông ở khu vực ĐBSCL. Trên cơ sở đó, cho phép phát hành trái phiếu dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đảm bảo bằng nguồn thu phí nói trên.

Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đề xuất, trường hợp các kiến nghị nêu trên được giải quyết sớm, sau khi đã xác định rõ thời điểm giải ngân tất cả các nguồn vốn vào dự án đặc biệt là vốn tín dụng, kiến nghị Thủ tướng đồng ý cho phép CQNNCTQ (UBND tỉnh Tiền Giang) và nhà đầu tư chuẩn xác lại thời gian hoàn thành dự án phù hợp với tình hình thực tế.

Tiến Vinh


VNPT IoT Platform - Nền tảng cho sáng tạo sản phẩm công nghệ số VN trên hạ tầng mạng 5G

(VnMedia) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số VN lần thứ V, VNPT có tham luận với chủ đề: "VNPT IoT Platform - Nền tảng cho sáng tạo sản phẩm công nghệ số VN trên hạ tầng mạng 5G".

Thương mại qua biên giới với Trung Quốc: Điểm sáng của thương mại Việt - Trung

(VnMedia) - Trong nhiều năm vừa qua, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Miền Bắc sương mù, cuối tuần sẽ đón rét

(VnMedia) - Dự báo thời tiết ngày 11/12/2023, miền Bắc và Bắc Trung Bộ nhiều mây âm u, có mưa vài nơi và tràn sương mù, đến trưa hửng nắng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cuối tuần này, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh gây rét.

Bloomberg công bố danh sách các gia đình giàu nhất thế giới năm 2023

(VnMedia) - Danh sách 'Những gia đình giàu nhất thế giới năm 2023' của Bloomberg vừa được công bố mới đây đã tiết lộ sự phân bổ của cải toàn cầu đang được định hình lại như thế nào nhờ vận may dầu mỏ.

Kênh thanh toán không tiếp xúc nhanh chóng, tiện ích và an toàn

(VnMedia) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán không tiền mặt đã trở thành xu thế tất yếu với những tiện ích rõ rệt mang lại cho người tiêu dùng.