Xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại Sabeco

07:14, 02/09/2017
|
(VnMedia) – Theo kế hoạch, trong tháng 9 này, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các bên liên quan xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại Sabeco, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
 
Thông tin trên được đưa ra tại Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ 8 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
 
Đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp 14 doanh nghiệp
 
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2017 – 2020, năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp; năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp; năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp và năm 2020 cổ phần hóa 1 doanh nghiệp.
 
Tính đến hết tháng 8 vừa qua, đã hoàn thành cổ phần hóa 18 doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, có 4 tổng công ty (riêng trong tháng 8/2017, phê duyệt phương án cổ phấn hóa Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ).
 
Ngoài ra, công bố giá trị doanh nghiệp và đang xây dựng phương án cổ phần hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 12 doanh nghiệp. Trong đó, những doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn như 3 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam có tổng giá trị vốn chủ sở hữu khoảng 90.000 tỷ đồng; 1 doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam có giá trị vốn chủ sở hữu khoảng 24.000 tỷ đồng.
 
Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho biết, hiện đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp 14 doanh nghiệp.
 
Như vậy, năm 2017, với tình hình trên, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, có thể sẽ hoàn thành cổ phần hóa 38 doanh nghiệp nêu trên trong tổng số 44 doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2017.
 
 Bộ Công Thương, chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các bên liên quan căn cứ quy định của pháp luật rà soát, đề xuất Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại Sabeco, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương, chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các bên liên quan căn cứ quy định của pháp luật rà soát, đề xuất Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại Sabeco, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Nếu tính cả các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp thì tính đến hết tháng 8/2017 đã cổ phần hóa 36 doanh nghiệp Nhà nước. Giải thể 1 doanh nghiệp Nhà nước (trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam).
 
Riêng về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thông tin từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho biết, tính đến hết tháng 8/2017, bán phần vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại 26 doanh nghiệp với tổng giá trị theo sổ sách là 863,8 tỷ đồng (bằng 95,1% so với cùng kỳ năm 2016), thu về 11.815,3 tỷ đồng (bằng 417,44% so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, có 6 doanh nghiệp thoái vốn dưới mệnh giá. Trong tháng 8 vừa qua, không thoái vốn tại một doanh nghiệp nào.
 
Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục thực hiện thoái vốn theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 
Đề xuất tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco
 
Liên quan đến kết quả sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại 41 địa phương, 1 Bộ, 1 Tập đoàn và 4 Tổng công ty gồm 247 doanh nghiệp.
 
Về việc bàn giao về SCIC, đến nay, có 46 doanh nghiệp các bộ, ngành, địa phương đã thống nhất chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC, nhưng chưa chuyển giao và 176 doanh nghiệp chưa thống nhất chuyển giao về SCIC. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý đối với 176 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2225/TTg-ĐMDN ngày 12/12/2016 về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC.
 
Đối với chuyển nhượng vốn Nhà nước tại Sabeco, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển nhượng 53,59% vốn điều lệ tại Sabeco. Phương thức bán, phương thức xác định giá khởi điểm, đối tượng mua cổ phần, tư vấn bán cổ phần được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
 
Theo kế hoạch nước sang tháng 9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp các công ty thủy nông theo quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg. Đề án nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư doanh nghiệp Nhà nước.
 
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các bộ Tài Chính, Tư pháp và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ chuyển giao không bồi hoàn của các nhà đầu tư trong các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam.
 
Ngoài ra, Bộ Công Thương, chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các bên liên quan căn cứ quy định của pháp luật rà soát, đề xuất Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại Sabeco, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
 
Tập trung đàm phán, xử lý dứt điểm vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg Breweries A/S để làm cơ sở cho việc chuyển nhượng cổ phần Nhà nước tại Habeco, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15/11/2017.
 
Yến Nhi

Ý kiến bạn đọc