Tư nghiệp Chu Văn An- người thầy tiêu biểu thời Trần

0
0

Hiện nay tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang có Trưng bày Quốc Tử Giám – Trường quốc học đầu tiên tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của trường Quốc Tử Giám xưa qua các triều đại. Trưng bày cũng giới thiệu những bậc danh nhân khoa bảng có nhiều đóng góp cho đất nước, trong đó có người thầy tiêu biểu thời Trần: Tư nghiệp Chu Văn An.

Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tự là Linh Triệt, quê ở Thanh Trì, Hà Nội. Tương truyền, ông tự học và mở trường Huỳnh Cung dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng nhờ kiến thức uyên thâm và đức độ, nhiều học trò của ông đỗ cao, được triều đình trọng dụng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát.

 

Dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329) Chu Văn An được mới lên kính đô làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám và trở thành thầy dạy của các Thái tử Trần Vượng và Trần Hạo. Ông tham gia vào đời sống chính trị và được hỏi ý kiến trong nhiều quyết định liên quan đến giáo dục quốc dân, xác lập vai trò của người thầy là hình mẫu về đạo đức và lẽ phải.

Ông đã biến soạn cuốn “Tứ thư thuyết ước” để diễn giải ý nghĩa của bộ sách Tứ thư –tài liệu kinh điển của Nho giáo để dạy học trò. Sau này, Chu Văn An nổi tiếng với bài “Thất trảm sớ” dâng lên vua Trần Dụ Tông về việc xứ trảm bày viên quan ninh thần, những không được chấp nhận. Vì vậy, ông xin từ quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, tỉnh Chí Linh , Hải Dương.

Chu Văn An mất năm 1370, vua Trần Nghệ Tông cảm phục tài năng đức độ đã ban tên thụy cho ông là Văn Trinh và cho thờ ở Văn Miếu. Đây là sự tôn vinh bậc nhất mà một triều đại quân chủ dành cho một nhà giáo lỗi lạc, một nhân cách mẫu mực của dân tộc ta.

Hiện nay, tượng thầy giáo Chu Văn An bằng đồng được đúc năm 2003, đặt thờ trang trọng tại hậu đường nhà Thái Học. Năm 2019, UNESCO tôn vinh ông là “Nhà giáo kiệt suất của Việt Nam” nhân kỉ niệm 650 ngày mất của ông.

Các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tìm hiểu rõ nét hơn về thầy giáo Chu Văn An và tham quan Trưng bày miễn phí nhé!

P.V

 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.