Quốc Tử Giám thời Lê qua những hiện vật trưng bày

0
0

 - Không gian trưng bày "Quốc Tử Giám - trường Quốc học đầu tiên" tại nhà Đông vu, khu Đại Thành với hơn 200 tài liệu hiện vật giới thiệu tới du khách lịch sử Quốc Tử Giám và khoa cử tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài thời quân chủ.

Tại khu vực giới thiệu Quốc Tử Giám thời Lê, các thông tin, hình ảnh và hiện vật đã tái hiện việc dạy,việc học, các vị học quan, học trò, nội qui học tập của trường Quốc Tử Giám trong giai đoạn từ năm 1428 đến năm 1789.

Các phiên bản phục dựng mộc bản Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại sự kiện năm 1483 vua Lê Thánh Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám, lúc này Quốc Tử Giám được gọi là nhà Thái Học và sự kiện năm 1511, vua Lê Tương Dực sai Nguyễn Văn Lang trùng tu Sùng Nho điện ở Quốc Tử Giám và hai giải vũ, nhà Minh Luân, nhà bếp, phòng kho và làm mới hai nhà bia Tiến sĩ.

 

Bức tranh mô phỏng quang cảnh bình văn tại trường Quốc Tử Giám được vẽ lại rất sinh động. Những cuộc bình văn tại nhà Giám được tổ chức rất trang trọng, theo đúng lễ nghi quy định của triều đình.

Với hiện vật phục chế quần áo và đồ dùng của Nho sinh sẽ giúp du khách hình dung được trang phục của học trò xưa. Nho sinh dùng mũ ô sa thấp, áo thanh cát có lót, không có lá phủ sau, có dây thao đơn. Những dồ dùng học tập như bút lông, ống quyển, nghiên mực, giấy Dó.

Hiện vật sách Luận ngữ là một trong các sách học của Giám sinh trường Quốc Tử Giám. Sách học được dùng trong Quốc Tử Giám gồm có Tứ thư, luận ngữ. Tài liệu giảng dạy và học tập ban đầu được triều đình “ban cấp bản in sách Ngũ kinh của Nhà nước cho Quốc Tử Giám”(1467). Sau, Quốc Tử Giám được tổ chức khắc, in sách để cấp cho các Nho sinh trong và ngoài trường Giám. Mộc bản của Quốc Tử Giám có khắc dòng chữ “Quốc Tử Giám tàng bản”.

Bức tranh Vinh quy bái tổ, cùng tổ hợp modum với hình ảnh bia Tiến sĩ và màn hình cảm ứng đã gửi tới du khách những thông tin về giáo dục thời Lê. Dưới triều Lê, lần đầu tiên những người thi đỗ được ban rất nhiều ân huệ như lệ truyền lô, lệ vinh quy bái tổ và đặc biệt tên tuổi, quê quán con được khác ghi trên bia đá dựng tại Văn Miếu để lưu danh và khích lệ tinh thần học tập cho các nho sinh.

Du khách sẽ được tham quan miễn phí.

Hiện nay tại nhà Đông vu, khu Điện Đại Thành, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu- Quốc Tử Giám là nơi trưng bày về “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên”. Thông qua những hiện vật, những tài liệu về các sự kiện, các nhân vật điển hình, tiêu biểu nhất của mỗi thời kỳ, trưng bày mang đến thông điệp là tôn vinh việc dạy và học tại Quốc Tử Giám, tôn vinh lịch sử giáo dục khoa cử và trọng dụng nhân tài của cha ông ta.

Trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” được chia thành hai không gian tĩnh và động, trong nhà và ngoài trời. Trưng bày trong nhà sẽ đưa người xem ngược thời gian trở về với Quốc Tử Giám qua từng mốc lịch sử.

Ngay khi bước vào không gian trưng bày, du khách được chiêm ngưỡng bức tường niên đại trải dài trong trưng bày giống như một dòng sông tái hiện chặng đường hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám gắn với nền giáo dục khoa cử Việt Nam theo từng mốc niên biểu lịch sử từ thời Lý đến ngày nay. Gắn với mỗi giai đoạn phát triển, Quốc Tử Giám lại ghi dấu ấn bởi các danh nhân văn hóa hay sự kiện tiêu biểu tại ngôi trường này.

Trong không gian trưng bày còn có hoạt động tương tác: hoạt động viết chữ trên “Bảng magic” được đặt ở phía cuối gần bức tường nước. Du khách có thể dùng bút lông viết, và những chữ họ viết trên “bảng magic” sẽ hiện diện và là một phần tạm thời của trưng bày, những chữ này sẽ biến mất trong vòng vài phút. Phía đối diện là “ống nhòm”, nếu du khách nhòm vào sẽ thấy hình ảnh 3D của bia Tiến sĩ.

Ngay sau dãy nhà Đông vu là trưng bày ngoài trời. Đây là không gian giúp người xem gợi nhớ về cuộc đời của một nho sinh với mái trường tại làng quê, cảnh thi cử nơi kinh thành và rồi lại trở về quê hương vinh quy bái tổ quay về làng. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của Quốc Tử Giám, các thế hệ thầy, trò trường Giám đối với nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời trung đại và tạo nên Văn Miếu-

Quốc Tử Giám biểu tượng của văn hóa giáo dục Việt Nam ngày nay.

Trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” được diễn ra ngay trong không gian của di tích, sẽ giúp cho công chúng dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu hơn về sự dạy và học trong hơn 700 năm của trường Quốc Tử Giám, cùng nền giáo dục khoa cử tuyển chọn nhân tài dưới thời quân chủ ở Việt Nam.

P.V 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.