- Ngày 16/9 tới đây, tại Viện Goethe Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo "Trao đổi về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam và Châu Âu".
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ hoạt động của Mạng lưới các cơ quan văn hóa châu Âu (EUNIC) với sự hợp tác với Đại sứ quán các nước Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và sự hỗ trợ của phái đoàn Liên minh Châu Âu. Hội thảo tạo không gian cởi mở cho việc trao đổi về những sự phát triển trong nước và các xu hướng toàn cầu của văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên.
Động lực của sự kiện này bắt nguồn từ những nỗ lực tăng cường của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam kể từ năm 2021 nhằm quảng bá sách dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên Việt Nam. Sáng kiến chính trị này nằm trong chiến lược phát triển văn hóa quốc gia 2030.
Năm 2020, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam mới đắc cử Nguyễn Quang Thiều đã tuyên bố: "Chúng tôi (có nghĩa là chúng tôi ở Việt Nam) có rất nhiều sách thiếu nhi, nhưng hầu như tất cả đều là sách dịch. Những cuốn sách này rất hay. Nhưng tôi nghĩ rằng để trở thành một người ngay thẳng, một đứa trẻ phải được lớn lên trong nền văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng" (báo Vnews, 16/12/2020).
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Ban Dân vận và Giáo dục của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng một lần nữa nhắc lại câu chuyện này và bày tỏ kỳ vọng rằng phát triển văn hóa cần tập trung vào “phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, giáo dục, đào tạo và bảo vệ trẻ em” (báo VNews 25/11/2021).
Những sự chú ý về văn hóa và chính trị đang nổi lên đối với Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đã nâng tầm quan trọng của phân khúc này trên thị trường sách. Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên liên tục thay đổi, với khoảng 8.000 ấn phẩm mới mỗi năm. Ở châu Âu, văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đề cập đến các chủ đề mới và thích ứng với các cuộc tranh luận chính trị và xã hội hiện tại mà không làm mất đi các tiêu chí văn học và thẩm mỹ.
Trong khuôn khổ nội dung hội thảo, Giáo sư Björn Sundmark tại Đại học Malmö (Thụy Điển), tác giả của nhiều ấn phẩm về văn học thiếu nhi, sẽ đề cập đến quyền tự quyết của trẻ em và thanh thiếu niên được xã hội quan tâm và thể hiện trong Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên Châu Âu như thế nào. Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên Châu Âu đề cập đến tính độc lập của trẻ em và những thay đổi trong gia đình kèm theo đó. Các xu hướng phát triển ở Châu Âu và Việt Nam được tổng hợp, và từ đó đưa ra các cách tiếp cận định hướng khác nhau. Điều này được thể hiện trong các bài thuyết trình ngắn đến từ đại diện các quốc gia tham gia hội thảo. Thạc sĩ Trần Thị Phương Lan, Trưởng phòng Dịch vụ Bạn đọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam, sẽ chia sẻ về cách xây dựng dần dần thói quen đọc sách trong gia đình, nhà trường, chính quyền, tổ chức và cộng đồng thông qua thiết chế của thư viện. Và hoạt động trao đổi tương tác xung quan các câu hỏi và ý tưởng về chủ đề này sẽ khép lại chương tình Hội thảo.
M.N