- Nếu bạn muốn tìm kiếm một nơi tĩnh lặng và vẫn còn mang nguyên vẻ đẹp hoang sơ, chưa có sự tác động nhiều từ bàn tay con người, hãy ghé thăm vùng đất Tây Nguyên vào dịp nghỉ lễ 2/9 này nhé. Còn nếu thời gian của bạn không quá nhiều, chắc chắn nên ghé thăm Buôn Ma Thuột và Pleiku.
Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, là thành phố lớn nhất của vùng Tây Nguyên và là một đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam. Thành phố được phân ra là 3 khu: trung tâm, cận trung tâm và ven nội. Đóng vai trò là điểm du lịch chủ chốt của Đắk Lắk, thành phố này thhus hút rất nhiều khách du lịch hằng năm bởi nét hoang sơ quyến rũ cùng phong cảnh núi rừng vùng vĩ.
Pleiku thủ phủ của tỉnh Gia Lai, là thành phố lớn thứ 3 và cũng là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên. Pleiku nổi tiếng bởi cảnh hồ thơ mộng, vẻ cổ kính của những di tích lâu đời cfung với màu sắc văn hóa phong phú của các lễ hội dân tộc độc đáo.
Nếu ghé thăm hai nơi này, bạn đừng bỏ qua 9 điểm check in cực chất dưới đây nhé!
1. Chùa Minh Thành
![]() |
Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Gia Lai, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến đây.
Nằm cách Pleiku 12km, chùa Minh Thành thu hút với lối kiến trúc hoài cổ ảnh hưởng từ phong cách Trung Hoa, không gian thanh tịnh và đã trở thành điểm dừng chân rất nhiều du khách. Từ xa bạn đã có thể chiêm ngưỡng bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên là tượng Phật Di Đà uy nghiêm. Chính điện chùa cao tới 16m, được làm bằng gỗ pơ mu rất bền và chắc. Sân chùa được trang trí bằng những tiểu cảnh, hồ nước, cây xanh tạo nên một bức tranh hài hòa, tươi mát. Bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng đặc biệt khiến bạn cảm giác an nhiên khi ở nơi này!
2. Thác Dray Nur
![]() |
3. Chùa Khải Đoan
![]() |
4. Biển hồ Tơ Nưng
![]() |
Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 6km về hướng Bắc, biển Hồ nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích mặt nước là 240ha, độ sâu trung bình 16 - 19m, nơi sâu nhất có thể tới 40m, Ðây là vựa cá, hàng năm cung cấp cho Pleiku hàng trăm tấn cá.
5. Thủy điện Yaly
Công trình thuỷ điện Ialy thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Ialy nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum).
Nhà máy thủy điện Ialy là nhà máy thủy điện trên dòng Krông B'Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Thác Ialy là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam với độ cao 42 mét. Bạn sẽ có bức ảnh check in độc đáo khi ghé thăm điểm đến này!
6. Làng Du lịch cà phê Trung Nguyên
![]() |
Nằm ở phường Tân Lợi – Tp Buôn Ma Thuột, làng cà phê Trung Nguyên rộng khoảng 2 hecta, là một cụm công trình kiến trúc gồm nhiều khu, phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
7. Bản Đôn
![]() |
Bản Ðôn đã và đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Đắk Lắk và Tây Nguyên nói chung. Tới đây, du khách không thể không đi một vòng cầu treo bắc qua sông Sêrêpốk - con sông duy nhất của Việt Nam chảy ngược về phía Tây; ngắm những cây si cổ thụ và nhìn dòng nước sùng sục cuồn cuộn chảy. Bên kia cầu là Vườn Quốc gia Yok Đôn điệp trùng, ẩn chứa nhiều sự kỳ thú.
8. Bảo tàng dân tộc Việt Nam
![]() |
Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại (một di tích lịch sử của tỉnh Đắk Lắk, nằm tại số 02 đường Y Ngông, TP. Buôn Ma Thuột). Bảo tàng là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng theo phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Công trình được xây dựng có sự hợp tác của các chuyên gia người Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong khuôn khổ Dự án FSP “Phát huy di sản Bảo tàng Việt Nam”. Bảo tàng chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 21/11/2011.
Bảo tàng có quy mô xây dựng trên 9.200m2, gồm 2 tầng với chiều dài khoảng 130m, rộng 65m. Không gian trưng bày được tổ chức thành ba phòng với ba phần nội dung lớn: Đa dạng sinh học, Văn hoá dân tộc và Lịch sử với lối trưng bày theo quan niệm của bảo tàng học tiên tiến và phương pháp hiện đại, với 1.000 hiện vật hình ảnh, phim tư liệu có giá trị về văn hóa của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk.
9. Bảo tàng thế giới Cà phê
![]() |
Bảo tàng Thế giới Cà phê là một bảo tàng của tương lai sống động trong cách trưng bày, triển lãm; có Không gian triển lãm tương tác với khách tham quan cùng những trải nghiệm tham quan với ngũ quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm); Là nơi thẩm thấu các giá trị đương đại và tiếp biến của đời sống không đóng mình vào với khái niệm “bảo tàng” theo cách tư duy cũ. Ở đây có không gian triển lãm mang tính Mở: mở rộng cho các hoạt động về Thân – Tâm – Trí với giá trị cốt lõi là Tinh thần Cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn.
Bảo tàng Thế giới Cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên – thiết kế tối ưu các cấu phần của sự sống, được định hình trên nền tảng xây dựng hướng đến là bảo tàng di sản văn hóa cà phê toàn cầu, điểm khác biệt và đặc sắc của bảo tàng chính là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu và một bảo tàng ảo giới thiệu hình ảnh hiện vật liên quan đến cà phê của thế giới.
Sự tổ hợp của các khối nhà dài tựa như sự giao thoa của những tiếng chuông góp phần định hình không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo và đào tạo về chuyên ngành về cà phê. Các không gian này được nối kết với các không gian mang tính mở trong công viên cà phê.
Đức Hoài
Ý kiến bạn đọc