Con ba ba đẻ “trứng vàng”

22:31, 24/09/2013
|

Có ít vốn, ngay lúc chưa nghỉ hưu, cử nhân kinh tế Đặng Đình Phương đã bàn với vợ dành tiền để nuôi ba ba giống, ba ba lấy thịt chứ không đem gửi ngân hàng lấy lãi. “ Có vườn, ao, tội gì mà không chọn vật nuôi, cây trồng, không khai thác, quay vòng”.

Ông Phương, với hơn 200m2 đất nuôi ba ba từ cuối những năm 80, hơn 10 năm sau, nay gia đình đã có 2 trang trại rộng 7000m2 đầu từ chuồng trại vài tỷ đồng. Chị Phích, vợ ông Phương cho biết, “ gia đình, chỉ phải thuê một công nhân để chế biến cá, cua, ốc làm thức ăn cho ba ba, dọn vườn và chăm sóc ba ba vào mùa đẻ trứng. Ngoài ba ba gai, trên đất nhà ông Phương, bà Phích còn có nhiều bồ câu, lợn nái, các loại cây ăn quả như cam, mít, bưởi và nhãn…
 
“Con ba ba đẻ trứng vàng”, “ hiệu quả cao”. Đấy là lời của gia đình ông Phương và của nhiều người khác. Theo chị Tuyết, mội doanh nhân kinh doanh ba ba gai thì “cứ nuôi 1000 con giống, sau vài năm sẽ có vài tấn thịt, giá bán bỏ rẻ vào thời điểm hiện nay, trừ tiền thức ăn, công thuê lao động, mỗi năm cũng lãi vài trăm triệu đồng”. Gia đình ông Phương nơi chúng tôi đến thăm hiện nay có 08 ao nhỏ nuôi ba ba đẻ trứng, tỷ lệ phôi đạt khoảng 40%, với giá bán 220.000đ/ một con giống, ông cũng thu tiền tỷ. Nghề nuôi này nếu vốn càng lớn, càng thu lãi nhiều, lãi ròng có tới 40%.
 
Nuôi ba ba gai có lời, nếu biết chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt vào tháng mùa đông ba ba biếng ăn và tháng giao mùa, vật nuôi hay mắc bệnh, có đợt chết hàng loạt. Chị Trần Thị Tuyết qua nhiều năm đi làm thuê, đã kinh doanh và đang trực tiếp nuôi ba ba cho biết muốn có kết quả cao phải có 3 yếu tố. Trước nhất là giống, nên lấy giống từ các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc là nơi có sông suối, có nguồn nước sạch thuận lợi cho ba ba sinh sản. Đưa giống về nuôi ở dưới xuôi như các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, phải tạo ra nguồn nước thật sạch, tránh các loại vi khuẩn gây bệnh, phải kiểm soát được chất lượng nguồn thức ăn phải cho ba ba ăn thật no và thức ăn phải sạch. Giống tốt là yếu tố hàng đầu để ba ba tăng trọng. Nuôi ba năm, có con đã nặng từ 4 đến 5 kg.
 
Tuổi Bính Ngọ, chị Trần Thị Tuyết ở Cẩm Giàng, Hải Dương như một điển hình nông dân giàu có nhờ nghề nuôi và kinh doanh ba ba gai, người hầu như chuyên một mặt hàng, cung cấp cho nhiều tỉnh, xuất số lượng khá lớn cho nước ngoài, trung bình mỗi tháng không dưới 3 tấn thịt. Ngoài Hà Nội, nơi có nhiều khách sạn, nhà hàng, chị là người cung cấp đều đặn, có uy tín cho các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị… Các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, thành phố Quảng Châu thường xuyên về trang trại chị nhận hàng.
 
Chị Trần Thị Thanh Tuyết là người nuôi ba ba trơn ở xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, nhưng vì thấy nuôi ba ba trơn ít lời, khó nuôi chị mạnh dạn chuyển sang nuôi và kinh doanh loài ba ba gai. Chị đã đi làm thuê, làm dịch vụ chuyển hàng cho các trang trại ở Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, đi bán hàng ở các tỉnh biên giới ở phía Bắc. 2 năm sau trở về làng bắt đầu nuôi ba ba gia ngay trên mảnh đất của gia đình. Được hiệp hội nuôi trông thuỷ sản Hải Dương giúp đỡ và khuyến khích, bổ túc, chị dành hơn 150m2 chuyên nuôi ba ba thịt. Hiện chị Tuyết có một trang trại ở Làng Ải hơn 1000m2 chuyên nuôi ba ba sinh sản, có vườn, ao nơi ở rộng hơn 500m2 chuyên để gột ba ba nhỏ bán giống cho nhiều cơ sở chăn nuôi khác ở nhiều tỉnh vùng sông Hồng.
 
Tự hào vì biết mình thoát nghèo, giàu có lên nhờ nuôi ba ba gai và kinh doanh chuyên một mặt hàng,  chị Tuyết trăn trở muốn nghề này được nhân rộng, khai thác tiềm năng rất thuận của nông thôn Việt Nam. Chị tâm sự “ người Trung Quốc mua ba ba gai của Việt Nam, sau đó lại xuất ra nước ngoài vì có lời cao. Lợi thế ba ba Việt Nam là được nuôi trong một môi trường tự nhiên và có dinh dưỡng rất cao”. Nhiều người Việt Nam có dịp đi Trung Quốc về cho biết “ ba ba của Việt Nam là món ăn rất được thực khách Trung Quốc khen vì bổ, nhiều dinh dưỡng và là loài hàng thực phẩm sạch sẽ”.
 
Muốn dành nhiều thời gian để tiếp khách và đưa chúng tôi đi thăm các trang trại nuôi ba ba ở huyện bạn như dự kiến ban đầu, nhưng kế hoạch phải giảm bớt. Hầu như chị Tuyết phải liên tục gặp và trả lời, nói chuyện với các đối tác qua điện thoại. Tôi tự hỏi “ nếu mỗi tháng phải trả cước điện thoại Viettel đến gần 2 triệu đồng thì liệu Trần Thị Tuyết có phải là người phụ nữ nông dân Việt Nam bận rộn và tháo vát vào loại nhất hay không ??”.
 
Bên ấm trà nóng do ông chồng chị Tuyết, một bộ đội giải ngũ nay là “thủ kho” vừa lo xuất hàng, vừa lo chăn nuôi ba ba giống, ba ba thịt, chuẩn bị thức ăn, pha nước mời khách, tôi được xem một rổ nhựa xếp đầy các giấy mới lĩnh tiền gửi cho chị Tuyết từ khắp các tỉnh thành.
 
Bận rộn, tranh thủ chị gọi điện thăm, hỏi han tình hình học của 2 đứa con, một trai là sinh viên đại học Thương mại, một gái học đại học Phương Đông. Đứa con gái thứ ba nay đang học lớp 12 trường huyện.
 
Người đàn bà sinh trong một gia đình nông dân rất nghèo có 12 anh chị em, chỉ học đến lớp 4 đã quyết tâm vượt lên, cho con cái học hành đến đầu, đến đũa. Có được như vậy là nhờ biết chọn con gì, cây gì để nuôi trồng cho phù hợp với gia cảnh của mình mới thoát được nghèo. “Nếu như nông dân được nhà nước tạo vốn để nuôi ba ba xuất khẩu thì nhiều người còn có cơ giàu có nữa”. Đấy là lời tâm sự thật của chị Trần Thị Tuyết – một nữ doanh nhân, nông dân thành đạt ở Hải Dương, “Làm giàu được, sao lại bỏ lỡ cơ hội ??”.
 

Ảnh minh họa

Ao nuôi Ba ba thịt của nhà bà Trần Thị Tuyết

Ảnh minh họa

Cá được làm sạch hấp chín trước khi cho ba ba ăn

Ảnh minh họa

Vợ chồng bà Tuyết “giới thiệu”

Ảnh minh họa

Con ba ba nặng 26 cân vẫn chưa phải là con lớn nhất

Ảnh minh họa

Ba ba giống xuất cho nhiều trang trại trong cả nước

Ảnh minh họa

Nữ doanh nhân Trần Thị Tuyết

Ảnh minh họa

Xe tải nhỏ được cải tạo để chuyên chở sản phẩm

Ảnh minh họa

Hoá đơn và các loại giấy mời liên tục đến với chủ nhà

Ảnh minh họa

Suốt ngày bận rộn với các đối tác

Ảnh minh họa

Ao nuôi ba ba giống của gia đình ông Đặng Đình Phương ở Hưng Yên

 


Bài và ảnh : Vũ Huyến

Ý kiến bạn đọc