Dai dẳng nỗi đau tột cùng phụ nữ bị hiếp

07:00, 28/08/2012
|

(VnMedia)- Trong mỗi vụ án hiếp dâm được khám phá, điều khiến nhiều người băn khoăn lo lắng không phải là hung thủ sẽ nhận mức án như thế nào mà nạn nhân của vụ án đó sẽ chịu đựng nỗi đau hậu hiếp dâm như thế nào?

Những nỗi đau quá lớn trong thân thể yếu đuối

Sau mỗi vụ án hiếp dâm được phát hiện, điều tra, khi kẻ thủ ác phải nhận hình phạt của pháp luật, vụ án chưa phải là đã được khép lại. Bởi, nỗi đau của nạn nhân trong những vụ án hiếp dâm mới thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng.

 Ảnh minh họa

 Đặng Trần Hoài, hung thủ ghê rợn trong vụ án "giết em, hiếp chị".


Khi cháu H., nạn nhân sống sót trong vụ án giết em hiếp chị xảy ra trên địa bàn thị xã Sơn Tây vào cuối tháng 7/2012, được vào nhập viện Phụ Sản, các bác sỹ điều trị ở đây cho biết: "Cháu H. nhập viện trong trạng thái bị rách sâu toàn bộ tầng sinh môn, máu chảy nhiều, tinh thần bị kích động". Sau gần 10 ngày điều trị hiện tại sức khỏe và tinh thần cháu H đã tương đối ổn định.

Theo như người thân gia đình cháu H cho biết, có thể sau khi điều trị cho cháu H xong, gia đình anh Khuất Văn Hiền và chị Thủy (Bố mẹ cháu H) sẽ chuyển đến sinh sống ở một nơi khác để giúp cháu quên đi những hình ảnh, ký ức đau lòng đã xảy ra ở căn nhà cũ đó.

Sự bình phục của cháu H., dù đôi khi vẫn còn hoảng loạn dù sao cũng là niềm vui mừng đối với gia đình cháu bé. Còn trong rất nhiều trường hợp, những nạn nhân bị hiếp dâm, cưỡng dâm đã phải nhập viện tâm thần. Gần đây nhất, ngày 13/7, 
bệnh nhân N.T.T (SN 1982, Quê Mộc Châu, Sơn La) phải vào bệnh viện Tâm thần trung ương 1 để điều trị là một ví dụ.

Khi mới được đưa vào viện, T. luôn trong tình trạng mệt lả, mất sức, bị rối loạn tâm thần. Cô luôn buồn chán, khóc lóc, lúc lại hoang tưởng vì bị quan hệ tình dục quá nhiều lần chỉ trong một đêm.

Người nhà T. cho biết, do buồn chán sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, người phụ nữ này đã quyết định rời bỏ miền sơn cước ở Mộc Châu (Sơn La) xuống Hà Nội lập nghiệp. Tại đây, T. nhanh chóng tìm được công việc là giáo viên hợp đồng dạy học cho một Trung tâm giáo dục thường xuyên và quen biết rồi mến một người đàn ông tên D.

Nhiều lần ở bên nhau, D. cũng đòi T. cho 'quan hệ' nhưng T. kiên quyết từ chối. Cho tới một ngày T. cùng vào nhà nghỉ với D. Tại đây, D. liên tiếp quan hệ với T., hùng hục suốt đêm mà chẳng có lấy một phút nghỉ ngơi. Ngoài chuyện bắt 'yêu' suốt đêm, D. thản nhiên bắt T. quan hệ tình dục ở đủ các tư thế. Cứ thế, suốt một đêm ròng bị 'yêu' thô bạo, T. mệt mỏi và sợ hãi đến loạn thần.

Không phải phụ nữ Việt mới bị hiếp dâm

Vấn nạn hiếp dâm trên thực tế không chỉ thuộc về một đất nước, dân tộc nào. Ngay cả tại những nước phát triển thì vấn nạn này cũng đã và đang xảy ra. Theo một nghiên cứu đầu tháng 3/2012 của chuyên mục Phụ nữ thuộc báo Daily Mail, cứ 10 phụ nữ được hỏi thì có 1 người bị hãm hiếp. Hơn 80% trong số 1.600 phụ nữ được hỏi thừa nhận rằng họ đã không dám đi báo cảnh sát khi bị tấn công, trong khi 29% nói rằng họ không nói cho ai biết, kể cả bạn thân hay những người trong gia đình. Vì nhiều lý do mà những nạn nhân này quyết định coi đó là “quá khứ của riêng mình” vì xấu hổ, vì sợ hãi khi phải nhắc lại nỗi đau hay sẽ không ai tin vào lời nói của mình nên họ đã phải giữ kín bí mật khủng khiếp của mình tới tận bây giờ.

Phản ứng trước kết quả điều tra trên, một số nhà hoạt động nhân quyền khuyến khích phụ nữ báo cáo về các vụ hiếp dâm. Nước Anh đã thay đổi luật năm 1991, coi hiếp dâm trong hôn nhân là bất hợp pháp. Ông Dave Whatton - cảnh sát trưởng hạt Cheshire nói: “Phần lớn các vụ hiếp dâm không diễn ra theo kiểu người lạ tấn công phụ nữ vào ban đêm, mà là giữa những người quen biết, trong hôn nhân và trong các mối quan hệ tình cảm, đối tác. Và rằng, hiếp dâm dù trong hay ngoài hôn nhân đều là hành động tồi tệ và rõ ràng là vi phạm pháp luật”.

Ai là hung thủ trong những vụ hiếp dâm?

Khó có sự thống kê chính xác về số nạn nhân bị hiếp dâm mỗi ngày/tháng/năm. Tuy nhiên, theo một cán bộ điều tra trọng án ở Hà Nội, số các vụ án hiếp dâm đang diễn ra mỗi ngày một nhiều và đặc biệt, đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm cũng đang trẻ hoá mỗi ngày.

Theo phân tích của chuyên gia phân tích tội phạm học, trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản…
 

 Ảnh minh họa

Các đối tượng tham gia hiếp dâm sẽ bị nhận án phạt thích đáng, nhưng nỗi đau của các nạn nhân thì không thể tính, đếm được. Ảnh: Minh họa.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng phạm tội của đối tượng vị thành niên, tuy nhiên, một chuyên gia tâm lý học cho rằng, xã hội phát triển, gắn với các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống và các áp lực của xã hội lên mỗi cá nhân và gia đình càng nhiều. "Xã hội luôn luôn thay đổi, vì thế tâm lý, nhận tức và tư duy của mỗi thành viên trong xã hội ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn..., nên các thành viên trong xã hội, và thế hệ trẻ được gia đình, xã hội, nhà trường chăm sóc tốt hơn. Chính điều này đã làm cho con người và nhất là trẻ em phát triển nhanh hơn cả về hình thể và nhận thức, tâm lý và khả năng tiếp nhận các thông tin (cả tốt lẫn xấu)", chuyên gia này nói.

Cũng theo phân tích của vị chuyên gia tội phạm học,chính vì các yếu tố nói trên, trẻ vị thành niên dễ mắc phải các sai phạm, các loại tội mới như: Hiếp dâm, tội phạm có liên quan đến công nghệ thông tin, nghiện hút ma tuý, cố ý gây thương tích, thậm chí giết người… Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan ban hành pháp luật sớm nắm bắt được các quy luật này để có phương án sửa đổi, bổ sung các đạo luật cho phù hợp, với các hình phạt đủ sức ra đe với người phạm tội có gắn với độ tuổi phù hợp, với người thực hiện hành vi phạm tội để phòng ngừa tội phạm chung.

"Đối với người phạm tội là vị thành niên thì phải có các biện pháp để giáo dục giúp đỡ, kể cả các biện pháp giáo dục bắt buộc ngoài gia đình để thiết lập lại trật tự xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất việc trẻ hoá tội phạm ngày càng gia tăng với tính chất phức tạp, nguy hiểm trong thời gian gần đây.Bốn thanh niên đang đi nhậu thì thiếu nữ bị tâm thần nhẹ đòi đi theo, sau đó cả nhóm đưa cô này vào khách sạn quan hệ mặc dù bị hại đang ngày “đèn đỏ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.


Trúc Dân

Ý kiến bạn đọc