Nguồn thu từ cổ phần hóa: Không được làm trái Luật Ngân sách và Hiến pháp!

0
0

 - “Tại sao chúng ta thành lập ra một quỹ tài chính nhà nước nằm ngoài cân đối? Thực hiện như vậy là sai so với Hiến pháp” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh khi  nói về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được thành lập từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp

Chiều ngày 9/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hoá DNNN.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Trưởng Đoàn công tác Vũ Hồng Thanh cho biết. cơ chế quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN bị điều chỉnh bởi nhiều nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, thiếu sự thống nhất, một số văn bản dưới luật trái với quy định của Luật, đặc biệt trong đó có Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được thu tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN (HTSX&PTDN). Điều này đã gây khó khăn cho một số số địa phương trong quản lý, sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa.

Cũng theo báo cáo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc quản lý, sử dụng quỹ cũng còn một số bất cập như trường hợp Tổng Công ty Tàu thủy và Tổng Công ty lương thực miền Nam sử dụng Quỹ vào hoạt động kinh doanh nhưng thua lỗ, tiềm ẩn rủi ro mất vốn; Tổng Công ty Giấy Việt Nam sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa để tăng vốn điều lệ 21 tỷ đồng nhưng chưa có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chưa kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quyết toán và chuyển số dư về Quỹ HTSX&PTDN tại các Tập đoàn, Tổng Công ty năm 2017; từ năm 2018 đến tháng 6/2019 chưa tổng hợp được số liệu chính thức về số dư Quỹ để báo cáo cấp có thẩm quyền…

Cùng với đó, nội dung chi chuyển về ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội mới chỉ được quy định tại Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó toàn bộ nội dung chi do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trong khi đó, Hiến pháp, Luật Ngân sách nhà nước quy định tất cả các khoản thu, chi phải được dự toán.

Ngoài ra, công tác quản lý, sử dụng Quỹ HTSX&PTDN còn nhiều bất cập, chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các cơ quan, DN thực hiện nghiêm việc nộp tiền về Quỹ HTSX&PTDN theo quy định, dẫn đến nhiều khoản nợ đọng kéo dài. Việc thu hồi còn nhiều khó khăn do các đối tượng chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm trả nợ, đối tượng nợ bao gồm cả cá nhân là người nghèo mua cổ phần trả chậm theo quy định trước đây; nhiều đối tượng nợ là DN lâm vào tình trạng phá sản hoặc tình hình tài chính khó khăn nên chậm trả nợ...

Đặc biệt, việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc kiểm tra, giám sát, chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ thu nộp, chế độ báo cáo về Quỹ HTSX&PTDN.

Trên cơ sở kết quả làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, Đoàn Công tác cho rằng không cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, vì các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN đã được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.

Để đồng bộ với nội dung thu, chi trong Luật Ngân sách nhà nước, Đoàn Công tác đề nghị xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13.

Đoàn Công tác đề nghị Chính phủ xử lý dứt điểm kiến nghị của các địa phương (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…) về quản lý, sử dụng số tiền thu từ sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện đúng Luật Ngân sách Nhà nước.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải hiểu đúng Nghị quyết của Trung ương, đó là quy định thu ngân sách tập trung, không đưa vào ngân sách chi thường xuyên, nhưng dành một phần cho chi đầu tư, phát triển.

“Hiến pháp đã quy định rất rõ tất cả các khoản thu của Nhà nước phải được đưa vào ngân sách Nhà nước, tất cả khoản chi của Nhà nước phải được dự toán và chi theo dự toán. Tại sao chúng ta thành lập ra một quỹ tài chính nhà nước nằm ngoài cân đối? Chưa kể đây là số tiền lớn, nên tất cả phải đưa vào ngân sách để dự toán chi, không thể đưa cho DN, một tổ chức thu - chi. Thực hiện như vậy là sai so với Hiến pháp.” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với việc không cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, thậm chí không cần thiết phải sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN năm 2014.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần phải quản lý theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, không thể để ngoài ngân sách.

Xuân Hưng


Vì sao Hà Nội xin gia hạn thời gian báo cáo Thủ tướng vụ đấu giá 3 điểm mỏ cát?

(VnMedia) - Theo lãnh đạo Hà Nội, để có đủ thời gian tổng hợp, nghiên cứu xem xét chi tiết, cụ thể, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép gia hạn thời gian báo cáo kết quả rà soát quá trình đấu giá 3 điểm mỏ cát đến ngày 15/12/2023.

Lo lãng phí và ách tắc tại cây xăng khi xuất hoá đơn: Bộ Tài chính lên tiếng!

(VnMedia) - Quy định các công ty kinh doanh xăng dầu phải thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đã được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định số 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ và ngày 01/12/2023.

SVM được kỳ vọng mang sản phẩm công nghệ của người Việt vươn ra thế giới

(VnMedia) - Đón đầu xu hướng chuyển đổi số, máy bán hàng tự động thông minh SVM “thuần Việt 100%” ra đời sở hữu các giải pháp công nghệ đột phá với những tính năng thông minh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đây là một trong số 19 sản phẩm vừa xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo Nhân tài Đất Việt năm 2023 lĩnh vực Công nghệ số.

Hà Nội tăng mạnh phí tham quan di tích, vào Hoàng Thành 100.000 đồng/lượt

(VnMedia) - Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám: 70.000 đồng/lượt/khách; Di tích đền Ngọc Sơn: 50.000 đồng/lượt/khách; Di tích Nhà tù Hoả Lò: 50.000 đồng/lượt/khách;Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: 100.000 đồng/lượt/khách.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết

(VnMedia) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.