Kiểm toán không phát hiện ra tham nhũng có bị xử lý trách nhiệm?

0
0

Đồng tình với việc cụ thể hoá Luật Phòng chống tham nhũng khi sửa đổi Luật Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị cần quy định rõ, trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm toán khi đã vào thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện ra. Rồi sau này cơ quan điều tra phát hiện về cùng một nội dung. Thấy rõ nhất là 11 đoàn thanh kiểm tra ở Vinashin nhưng không phát hiện ra vi phạm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp

 

 

 

Sáng 12/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc sửa đổi một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi, liệu có nên giao cho Kiểm toán Nhà nước thực hiện giám định tư pháp không? Theo ông Lưu, điều này xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vướng mắc rất lớn hiện nay là giám định tài chính liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử. Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN và trong Nghị quyết 18 của Trung ương cũng có nêu giao cho KTNN thực hiện giám định tư pháp. 

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, để không chồng chéo, trước hết, trong Luật Kiểm toán Nhà nước phải minh định rõ ràng, cụ thể cái gì của kiểm toán thì kiểm toán phải làm. Còn trong thực tế có sự chồng chéo thì phải có cơ chế, tức là Tổng kiểm toán và Tổng thanh tra phải ngồi lại với nhau bằng quy chế phối hợp để giải thích. Nếu 2 ông không thống nhất được thì báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. 

“Bây giờ kế hoạch kiểm toán hàng năm phải báo cáo Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Chính vì vậy, cái gì đã rõ trong kế hoạch thì cơ quan khác không làm, tránh chồng chéo”, ông Lưu nhấn mạnh.

Cùng mối quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, sửa luật này phải tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động kiểm toán để phù hợp với địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước. Đây là cơ quan do Quốc hội thành lập và chúng ta kỳ vọng rất nhiều về chủ thể này. Giờ nếu quan niệm không có quyền ban hành văn bản, không có quyền xử phạt thì đề nghị cân nhắc để phù hợp với thiết chế hiến định độc lập. Bà Lê Thị Nga đồng tình Kiểm toán Nhà nước có một số quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không quy định trong luật này mà quy định nguyên tắc, đưa vào Luật Ban hành văn pháp luật.

Về phòng chống tham nhũng, theo bà Nga, chúng ta đã bàn rất nhiều đến trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm toán khi đã vào thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện ra. Rồi sau này cơ quan điều tra phát hiện về cùng một nội dung. Thấy rõ nhất là 11 đoàn thanh kiểm tra ở Vinashin nhưng không phát hiện ra vi phạm. Sau này cơ quan điều tra phát hiện ra thì những người làm không chịu trách nhiệm gì thì không đúng. Về nội dung này, bà Nga đề nghị “bê nguyên” Điều 62 Luật Phòng chống tham nhũng vào chứ không nên sửa đổi nội dung này.

“Một số quy định phải cụ thể hóa quy định phòng chống tham nhũng trong Luật Kiểm toán nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và chống tham nhũng trong chính cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng”, bà Nga nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề cụ thể hoá Luật Phòng chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc cụ thể hóa là đúng, nhưng phải quy định như thế nào để phù hợp với bản chất, yêu cầu của hoạt động kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền điều tra hay không? Cho nên cụ thể hoá Luật Phòng chống tham nhũng thì cụ thể như thế nào?

Về xử lý chồng chéo, bà Ngân thống nhất ý kiến với Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hàng năm kế hoạch kiểm toán được Quốc hội thảo luận thông qua. Trước khi trình kế hoạch thì chắc chắn Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trao đổi với các cơ quan liên quan, nhất là bên Thanh tra Chính phủ. Khi Quốc hội đã ra nghị quyết thì tất cả các cơ quan khác phải tránh danh mục Kiểm toán Nhà nước làm. Còn trong quá trình làm nếu phát sinh vấn đề gì thì hai bên phải có cơ chế.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhu cầu yêu cầu kiểm toán làm là nhu cầu chính đáng, nhưng phải có cơ chế thế nào để đưa vào luật. Còn nếu không, ai cũng có thể chỉ đạo kiểm toán, nếu quá nhiều chỉ đạo ngoài kế hoạch của kiểm toán thì Nghị quyết của Quốc hội thế nào? Kiểm toán Nhà nước trước hết phải thực hiện nghị quyết Quốc hội.

 

(theo Tiền Phong)

 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.