Bộ Văn hóa đề nghị cân nhắc quy định không uống rượu, bia trong đám cưới, lễ hội

0
0

- Góp ý cho Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị “cân nhắc quy định về việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong đám cưới, đám tang, lễ hội để đảm bảo phù hợp với thực tiễn".

Theo đó, về “Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng”, Dự thảo luật có quy định: “Vận động, khuyến khích đưa quy định về việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước, quy ước". Góp ý cho điều khoản này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ban soạn thảo “Cân nhắc quy định về việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong đám cưới, đám tang, lễ hội để đảm bảo phù hợp với thực tiễn".

Bộ này cũng nêu ý kiến từ chối nhận nhiệm vụ thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Khá khó hiểu, ý kiến này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trùng khớp với ý kiến của Hiệp hội rượu, bia nước giải khát. Cụ thể, Hiệp hội Rượu, bia nước giải khát “Đề nghị xem xét quy định về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội và đưa vào hương ước; quy định việc hạn chế hình ảnh uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, sân khâu, truyền hình… vì quy định khó khả thi và việc sử dụng rượu, bia trong các dịp này là truyền thống văn hóa lâu đời".

Tuy nhiên, theo Ban Soạn thảo, nội dung này chỉ mang tính hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thực hiện hạn chế hoặc không uống rượu, bia mà không quy định mang tính chất bắt buộc để dần dần thay đổi thói quen sử dụng rượu, bia ở mức có hại của người dân trong các dịp này.

Bộ LĐ, TB&XH muốn “khuyến khích” dân uống bia thông qua quảng cáo

Cũng cần dẫn ra đây ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cấm quảng cáo bia mà Bộ này cho là sẽ không mang lại hiệu quả, tính khả thi của điều Luật mà chỉ ảnh hưởng tới ngành quảng cáo.

“Do đó, đề nghị chỉ nên cấm quảng cáo một số sản phẩm có nồng độ cồn cao, ngoài ra vẫn quảng cáo để gợi ý, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng đồ uống có nguồn gốc, chất lượng.” – Góp ý của Bộ Lao động, Thương binh xã hội nêu rõ.

Thật khó hiểu khi Bộ này đưa ra ý kiến nói trên, khi mà các nhà làm luật đã có số liệu, kết quả nghiên cứu khoa học rất rõ để chứng minh rằng, không chỉ rượu mà bia cũng là loại sản phẩm chứa cồn – chất gây nghiện, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng. Cho nên, dù là với nồng độ nào thì đây cũng là loại sản phẩm không thể đưa ra gợi ý, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng.

Phản bác lại ý kiến này, Ban soạn thảo cho biết, hiện nay, trên thế giới đã có trên 15 công trình nghiên cứu chứng minh tác động của quảng cáo, tiếp thị của rượu, bia.

Cụ thể, mức độ tiêu thụ rượu gấp đôi trong quá trình xem phim ở những nam giới trẻ được xem phiên bản gốc của một bộ phim có hình ảnh rượu;Mức độ tiêu thụ rượu cao gấp 2,7 với người thường xuyên uống rượu được nhìn thấy một số quảng cáo rượu trước bộ phim;

Cũng theo Ban soạn thảo, thanh thiếu niên dưới 21 tuổi mỗi lần tiếp xúc với quảng cáo rượu bia làm tăng 1% lượng tiêu thụ rượu bia so với tháng trước đó. Mỗi đô la gia tăng cho quảng cáo rượu bia làm tăng 2,8% lượng tiêu thụ rượu bia so với tháng trước đó.

Trong khi đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 20 quốc gia trong vòng 25 năm cho thấy, thêm mỗi lệnh cấm quảng cáo cả rượu và bia trên truyền hình, phát thanh hoặc báo in sẽ làm giảm 8% tiêu thụ rượu bia.

Đồng thời, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo biện pháp kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ là một trong ba biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Trong khi việc sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động thì việc quy định biện pháp này trong luật là bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam.

Hơn nữa, theo Ban soạn thảo dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, các doanh nghiệp quảng cáo không chỉ có quảng cáo duy nhất mình sản phẩm bia mà còn hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng có nhu cầu quảng cáo. Khi chi phí tiêu dùng rượu bia giảm, thì chi phí này được chuyển sang tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, quảng bá của các loại hình sản phẩm, dịch vụ này.

Xuân Hưng


Ý kiến bạn đọc


Vinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

(VnMedia) - Đứng trong Top 10 của 2 lĩnh vực bình chọn và danh sách Nhóm Câu lạc bộ nghìn tỷ tại lễ trao giải Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023, VNPT tiếp tục khẳng định vị trí doanh nghiệp đầu ngành CNTT và Truyền thông.

Cử tri Hà Nội kiến nghị sửa đổi Nghị định, thông tư về định giá đất

(VnMedia) - Cử tri huyện Đông Anh kiến nghị đại biểu Quốc hội xem xét đề nghị các Bộ, ngành tham mưu sửa đổi, thay thế Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư…

Chung cư mini đua nhau “khoác” thang thoát hiểm cạnh cửa sổ, Bộ Xây dựng nói gì?

(VnMedia)- Sau vụ cháy thảm khốc khiến 56 người chết, nhiều chủ các khu chung cư minin ở Hà Nội đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà do mình xây dựng khi chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất bằng cửa chính nên đã lắp thêm thang thoát hiểm bằng sắt thép gần cửa sổ các căn hộ.

Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

(VnMedia) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

NATO chuẩn bị tập trận lớn nhất, Nga nghiêm khắc cảnh báo

(VnMedia) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko cáo buộc NATO đang diễn tập cho một cuộc xung đột quân sự với Moscow, khi liên minh quân sự phương Tây do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.