Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bảo vệ trẻ em phải lo từ phần phòng ngừa

0
0

(VnMedia) - Trong phần phát biểu của mình trước Quốc hội chiều 5/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặc quan tâm đến các biện pháp để bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bị xâm hại tình dục, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa.

Chia sẻ với sự bức xúc của các đại biểu về vấn đề xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, những vụ việc xâm hại khi bị phát hiện cần xử lý nghiêm minh vi phạm, đúng người, đúng tội không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm và đặt vấn đề bảo vệ quyền trẻ em lên trên.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề bảo vệ, giáo dục chăm sóc trẻ em không chỉ là chuyện xử lý các vụ việc và hiện luật đã có quy định rõ ràng về cả phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với các vụ bạo hành trong đó có dâm ô

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nước đầu tiên châu Á, và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước quốc tế quyền trẻ em từ năm 1990. Tại Luật Trẻ em năm 2016, vấn đề này được quy định cụ thể, trong đó quy định rất rõ vai trò của UBND cấp xã.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhận xét, mặc dù Luật Trẻ em 2016 đã có hiệu lực được một năm, nhưng đến nay còn nhiều điều quy định cụ thể trong luật chưa triển khai được đúng như luật quy định.

“Điều 12 của Luật Trẻ em quy định cụ thể, người được phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em là ở cấp xã. Luật quy định trách nhiệm chỉ định người đó là ai, sau đó người này sẽ được tập huấn bởi những ngày có những kỹ năng để luật được thực hiện. Nhưng đến nay, số tỉnh thực hiện việc này rất ít.” – Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã giải quyết nguồn lực để bảo đảm công tác bảo vệ trẻ em qua y tế và giáo dục tốt. Luật cũng có quy định chương trình bảo vệ trẻ em thông qua ngành lao động, tuy nhiên đến nay, chưa đến một nửa số địa phương đưa vấn đề này ra hội đồng nhân dân để triển khai việc này.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Luật không chỉ quy định tòa án, viện kiểm sát, công an mà còn quy định trách nhiệm của Đoàn TNCS, Hội phụ nữ, Hội bảo vệ trẻ em… bảo vệ trẻ em, nhưng đến giờ phút này, chưa có một chương trình tập huấn đồng bộ của cơ quan đoàn thể này xuống cán bộ phụ trách ở cấp cơ sở. Tới đây, khi hội nghị tổng kết triển khai, chúng tôi sẽ tổng kết mạnh mẽ vấn đề này, việc gì làm được nói được, việc gì không làm được nói không. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, công tác bảo vệ trẻ em chúng ta sẽ phải lo từ phần phòng ngừa".

Trong khi Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, mỗi năm, có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em Việt Nam bị xâm hại là con số nhỏ so với thế giới thì Phó Thủ tướng cho biết, thế giới thống kê trẻ em bị xâm hại không chỉ là bị xâm hại bằng hành vi đánh đập, dâm ô bằng hành động mà bị xâm hại cả bằng lời nói, thái độ.

“Tại Mỹ, có 83% bé gái, 79% bé trai khi được hỏi, đều trả lời có bị xâm hại. Hàn Quốc là 67% số trẻ em được hỏi công nhận bị xâm hại. Tại Việt Nam, theo một tổ chức quốc tế điều tra thống kê bằng bảng hỏi theo cách hỏi riêng thì có 62% số trẻ em được hỏi nói rằng có bị xâm hại” - Phó Thủ tướng dẫn chứng.

“Rõ ràng, con số 2.000 trẻ em bị xâm hại/năm, 1.300 đến 1.500 trẻ em bị xâm hại tình dục là con số nổi rất nhỏ trong tảng băng chìm. Chúng ta cần có giải pháp đồng bộ, để không chỉ là 2.000 mà còn nhiều vụ xâm hại trẻ em nữa được báo và được xử lý” - Phó Thủ tướng nêu quan điểm.

Trước thực tế đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Tôi lưu ý hai điều, một là, cần phải có quy trình điều tra xét xử thật sự thân thiện để người ta mạnh dạn dám trình bày, dám tố cáo. Thứ hai là phải có quy định để các chuyên gia tâm lý, các nhà hoạt động xã hội tham gia từ đầu khi có vụ việc xảy ra".

Dẫn chứng thực tế từ năm 2016, Chính phủ thành lập Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, ngay sau khi tổng đài hoạt động, số lượng cuộc gọi đến hỏi, tư vấn, báo trẻ em tăng lên rất nhiều, Phó Thủ tướng nói: “Chúng tôi mong bằng, giải pháp đồng bộ, một mặt chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm không coi trẻ em như ngày xưa là “yêu cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”. Hiện nay, chúng ta sống trong thời đại văn minh, khi trẻ em bị xâm hại, cần lên tiếng và trẻ em cần được bảo vệ một cách đúng đắn".

Cần chú trọng đào tạo nghề

Cũng trong phần phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: "Mô hình lao động của Việt Nam hiện không giống thế giới, việc thống kê về lao động và trình độ đào tạo của Việt Nam chưa làm tốt. Số lượng thống kê về bằng đại học, cao đẳng, trung cấp tương đối tối nhưng thống kê đào tạo chưa có chứng chỉ thì chưa thống kê tốt lắm".

Phó Thủ tướng nói, hiện nay quốc tế không phân biệt đại học và cao đẳng trong thống kê lao động. UNESCO phân loại lao động 5 tầng gồm phát minh kiến thức; phổ biến kiến thức; quản lý kỹ thuật; khai thác kỹ thuật công nghệ; trực tiếp vận hành. Tổ chức lao động thế giới phân 9 loại. Trong khi đó, Việt Nam phân loại lao động theo bằng cấp đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp… “Đấy là số liệu thống kê đào tạo bằng cấp chứ không phải thống kê cơ cấu lao động”, Phó Thủ tướng nói.

Về mô hình đào tạo, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đào tạo 10 đại học thì có 3-4 người đào tạo cao đẳng, 1 người đào tạo trình độ sơ cấp. Ở thế giới, họ gộp đại học, cao đẳng nên họ đào tạo một đại học-cao đẳng thì đào tạo 4-5 trung cấp, 10 sơ cấp.

Theo khảo sát năm 2017, cứ 100 học sinh tốt nghiệp cấp 3 thì có 46 em thi đại học, cao đẳng. Còn lại, trên 7-8 em không đỗ thì sang năm thi tiếp. Chỉ có hơn 20 em chấp nhận đi học trung cấp. Hơn 10 em ra thị trường lao động.

“Rõ ràng cơ cấu lao động của Việt Nam đang theo mô hình bằng cấp và bị thắt ở giữa. Các nước phát triển họ đi theo mô hình củ khoai tây, hay gọi là mô hình quả trứng. Việt Nam đang đi theo đúng mô hình các nước đang phát triển là mô hình chóp và đang chuyển dần sang mô hình quả trứng. Cần phải cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục bao gồm cả phổ thông, dạy nghề, đại học, trên đại học để mô hình lao động dần theo xu hướng thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tới đây, Việt Nam cần phải chú trọng vấn đề đào tạo nghề. Hiện nay, cứ 100 lao động, thì chỉ hơn 50 lao động được đào tạo. Trong số đó, chỉ có hơn 22 người có bằng cấp, còn lại hơn 30 người chưa có bằng cấp, chứng chỉ. Phó Thủ tướng đề nghị ngành LĐTBXH một mặt, nắm mô hình đào tạo, một mặt phải tập trung đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho 32 triệu lao động còn lại chưa có bằng cấp.

Xuân Hưng


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.