Hà Nội sẽ tăng mạnh giá trông giữ xe từ ngày 1/1/2018!

19:55, 05/12/2017
|

(VnMedia) - HĐND Thành phố Hà Nội chiều nay (5/12) đã thông qua phương án tăng giá trông giữ phương tiện trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2018. Mức tăng được tính toán tiệm cận với giá thực mà người dân đang phải trả.

tăng giá trông giữ xe

Theo tờ trình của UBND TP, mức giá trông giữ xe mới sẽ tiệm cận với giá thực tế mà đa số thị trường chấp nhận (cao hơn tối đa là 2 lần mức đang quy định) và mức giá cao nhất tại các tuyến phố thuộc khu vực lõi cao nhất, giảm gần ở các tuyến khác của quận Hoàn Kiếm, khu vực vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3.

Đáng chú ý, mức giá dịch vụ trông giữ ngoài khu vực vành đai 3 cũng như các khu trung tâm thương mại, các bãi xe… vẫn giữ nguyên so với mức đang thực hiện.

Theo đó, giá trông giữ xe máy sẽ tăng lên mức 3.000 - 5.000 đồng/xe/lượt, ô tô tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/xe/lượt. Tại một số khu vực, mức giá trông xe tháng sẽ tăng từ 1,7 triệu đồng lên 2,6 triệu đồng/ô tô/tháng.

Mức giá trông giữ xe dự kiến áp dụng từ 1/1/2018

Nội dung thu

Đơn vị tính

Giá cũ

Giá mới

1. Giá dịch vụ trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện)

   

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

2.000

3.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

3.000

5.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

4.000

7.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

40.000

70.000

2. Giá dịch vụ trông giữ xe máy (xe máy điện)

   

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

3.000

5.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

5.000

8.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

7.000

12.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

70.000

120.000

 

Giá dịch vụ trông giữ xe ôtô đối với xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống (một lượt tối đa không quá 60 phút, quá thời gian 60 phút thu thêm các lượt tiếp theo; Trường hợp gửi xe qua đêm (từ sau 18 giờ đến trước 6 giờ sáng hôm sau) tính bằng 6 lượt.

 

TT

Địa bàn

Giá cũ

Giá mới

1

Khu vực đô thị lõi (khu bảo tồn cấp I – các tuyến phố: Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt; Hai Bà Trưng, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Giấy, Phủ Doãn, Quán Sứ)

20.000

30.000

2

Các tuyến đường, phố còn lại của quận Hoàn Kiếm (trừ khu vực ngoài đê sông Hồng)

15.000

25.000

3

Các tuyến đường, phố nằm trong đường vành đai 1 và trên đường vành đai 1 (Trừ quận Hoàn Kiếm)

15.000

25.000

4

Các tuyến đường, phố nằm trong đường vành đai 2 và trên đường vành đai 2

15.000 và 12.500

20.000

5

Các tuyến đường, phố nằm trong đường vành đai 3 và trên đường vành đai 3; các tuyến đường, phố khu vực quận Long Biên

12.500 và 10.000

15.000

6

Các tuyến đường, phố còn lại của các quận

12.500

12.500

7

Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành

10.000

10.000

Giá trông giữ ôtô hợp đồng theo tháng:  

TT

Địa bàn

Thời gian

Giá cũ (đ)

Giá mới (đ)

1

Các tuyến phố cần hạn chế: Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Giấy, Phủ Doãn, Quán Sứ

- Ban ngày

2.500.000

3.000.000

- Ban đêm

2.000.000

2.000.000

- Ngày, đêm

3.500.000

4.000.000

2

Các tuyến đường, phố còn lại của quận Hoàn Kiếm (trừ khu vực ngoài đê sông Hồng)

- Ban ngày

1.000.000

2.000.000

- Ban đêm

700.000

1.600.000

- Ngày, đêm

1.500.000

3.000.000

3

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường vành đai 1 và trên vành đai 1 (trừ quận Hoàn Kiếm)

- Ban ngày

1.000.000

2.000.000

- Ban đêm

700.000

1.600.000

- Ngày, đêm

1.500.000

3.000.000

4

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường vành đai 2 và trên vành đai 2

- Ban ngày

1.000.000

1.500.000

- Ban đêm

700.000

1.200.000

- Ngày, đêm

1.500.000

2.300.000

5

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường vành đai 3 và trên vành đai 3; các tuyến đường, phố nằm ngoài vành đai 2 thuộc quận Long Biên

- Ban ngày

1.000.000

1.300.000

- Ban đêm

700.000

1.000.000

- Ngày, đêm

1.500.000

1.800.000

6

Các tuyến đường, phố còn lại của các quận

- Ban ngày

700.000

700.000

- Ban đêm

500.000

500.000

- Ngày, đêm

900.000

900.000

7

Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành

- Ban ngày

300.000

300.000

- Ban đêm

400.000

400.000

- Ngày, đêm

500.000

500.000

Tăng theo giá thực tế người dân đang trả

Thảo luận trước khi thông qua Tờ trình của UBND Thành phố, đại biểu Hoàng Huy Được (Ba Vì) nhấn mạnh, đường cho người đi xe còn vỉa hè cho người đi bộ, “Nhưng vỉa hè có thực sự dành cho người đi bộ?”

Ông Được dẫn lời Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: “Như đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nói trong số 180 quán bia thì có hình bóng “sắc phục” ở 150 quán đứng đằng sau. Thậm chí, người đứng đầu TP thẳng thắn nói rằng, trong 1 hội nghị có những đồng chí Bí thư, Chủ tịch có dám cam kết với tôi không có người nhà trong các quán bia đó? Nhân dân và cử tri đánh giá rất cao về câu chuyện này, có lẽ từ trước tới giờ có mỗi Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói ra.”

“Như vậy, khi tăng mức phí vỉa hè, lòng đường cùng hệ lụy với tăng việc phí ô tô những ai sẽ là người thụ hưởng? TP thu về được bao nhiêu tiền về việc tăng phí lòng đường, vỉa hè?” – ĐB Được đặt câu hỏi.

 “Những ngày gần đây dư luận cũng rất bức xúc về việc nâng cấp các vỉa hè và chúng ta chưa nói đến nâng cấp như thế nào, nhưng điều quan trọng TP đã chi rất nhiều ngân sách để nâng cấp vỉa hè của thủ đô. Vậy việc thu phí để đầu tư, tái đầu tư là cần thiết nhưng vấn đề đặt ra làm sao phải minh bạch câu chuyện này”- ông Được nhấn mạnh.

Theo ĐB Được, “nên chăng đấu thầu, đấu giá sử dụng lòng đường vỉa hè để tránh cái nhóm người ta nghi ngờ, kể cả không có vấn đề gì nhưng tạo cho người ta nghi ngờ.”

ĐB Được
ĐB Hoàng Huy Được

Tranh luận lại ý kiến của ĐB Được, ông Nguyễn Hoài Nam (đại biểu huyện Thạch Thất) cho rằng, Nghị quyết lần này không đặt vấn đề Hà Nội thu được bao nhiêu tiền.

“Không phải vì chúng ta cần một vài trăm tỉ thu từ vỉa hè lòng đường. Bởi vì trước đó Hà Nội đã thông qua Nghị quyết của UBND TP về nhóm vấn đề nhằm ùn tắc giao thông, trong đó có giải pháp giảm ùn tắc giao thông bằng kinh tế để điều tiết giao thông.” – ông Nam khẳng định.

“Không có lý một doanh nghiệp khai thác đỗ xe ở địa bàn quận Hoàn Kiếm thu rất lớn, nhưng nộp ở nhà nước rất thấp mà người dân sử dụng dịch vụ thì phải đóng rất nhiều tiền. Câu hỏi là ai thụ hưởng ở đây? Tôi khẳng định chỉ có những người hoạt động trái phép thụ hưởng chứ người dân cũng không được thụ hưởng, nhà nước cũng vậy.” – ông Nam nói.

ĐB Nguyễn Hoài Nam
ĐB Nguyễn Hoài Nam

Không để người trông giữ được hưởng lợi, tiền phải về ngân sách

Tiếp thu, giải trình sau ý kiến của ĐB, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc sở Giao thông Vận tải cũng khẳng định, đây là một trong những nội dung mà UBND TP thực hiện Nghị quyết 04 của HĐND TP, theo đó, phải tăng giá trông giữ phương tiện giao thông theo khu vực và luỹ tiến theo giờ.

“Khi liên ngành tăng giá, chúng tôi tiệm cận theo giá thực tiễn các điểm trông giữ hiện nay đang thu. Xe đạp quy định 2000 thì người ta thu 5000, xe máy 3.000 thì người ta thu đến 5.000 đến 10.000, ô tô bị thu đến 50.000đ… giá hiện đang ban hành không tiệm cận với giá thực tế. Tăng giá cũng là biện pháp để giảm phương tiện vào nội đô. Không phải người trông giữ được hưởng lợi mà phải điều tiết về ngân sách” - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khẳng định.

Theo ông Viện, số thu từ tiền cho thuê vỉa hè, lòng đường trông giữ xe hiện nay theo mức thu cũ là 38,4 tỷ, năm sẽ tới tăng lên 113 tỷ.

"Đây là mức tăng giá lần thứ nhất để tiệm cận với thực tế, còn với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông thì sẽ tiếp tục lộ trình tăng giá trong thời gian tới." - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thông tin.

Xuân Hưng


Ý kiến bạn đọc