Có liên lạc với hành khách máy bay mất tích?

09:55, 13/03/2014
|

(VnMedia) - Thông tin khi thực hiện cuộc gọi tới những số điện thoại của hành khách trên chuyến bay mất tích MH 370, thấy đổ chuông dù không có người bắt máy, khiến nhiều người thắc mắc, tại sao những số điện thoại này lại có thể liên lạc được?

 

Theo các nguồn thông tin quốc tế, một chuyên gia phân tích công nghệ đồng thời là cây bút uy tín của tờ E-Commerce Times, ông Jeff Kagan, đã đưa ra lời giải thích đối với hiện tượng “điện thoại ma” sau khi thân nhân khẳng định điện thoại di động của một số hành khách trên chuyến bay MH 370 mất tích vẫn tiếp tục đổ chuông là khi gọi điện thoại di động, đầu tiên cuộc gọi sẽ được gởi tới hệ thống điều hành mạng, từ đó mạng lưới sẽ truyền tới điện thoại của người ở đầu dây bên kia. Và cũng như các cuộc gọi thông thường khác, nếu sau một khoảng thời gian nhất định nếu cuộc gọi không có người nhận thì cuộc gọi sẽ bị “cancel”.

 

Vấn đề đặt ra là tại sao trên chuyến bay, thường thì việc để máy điện thoại online là rất hiếm vì hầu hết các chuyến bay khách đều được yêu cầu không được sử dụng điện thoại, các thiết bị di động có sóng từ, vậy tại sao điện thoại của những hành khách mất tích lại đổ chuông?


 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Đem câu hỏi này thắc mắc với một số nhà mạng Việt Nam , được hay, có thể xảy ra một số trường hợp như sau khiến điện thoại của hành khách vẫn có thể đổ chuông trong khi đang trên chuyến bay.

 

Thứ nhất, do khách hàng đã “quên” không tắt điện thoại di động của mình trong chuyến bay. Có một khách hàng vốn là thuê bao của một nhà mạng Việt Nam từng chia sẻ, trong một lần đi công tác, do sử dụng cùng lúc tới mấy chiếc điện thoại nên quên không tắt nguồn một chiếc trong số đó. Và khi máy bay đã ở độ cao tới mấy ngàn mét so với mặt biển, bỗng dưng chiếc điện thoại lại kêu vì có người gọi tới.

 

Thứ hai, cuộc gọi với hành khách đang bay có thể đổ chuông vì chuyến bay này có cung cấp dịch vụ gọi điện trên máy bay. Tại Việt Nam , nhà mạng MobiFone đã cung cấp dịch vụ này từ cuối năm 2013 với một số chuyến bay quốc tế. Sử dụng dịch vụ, người dùng điện thoại di động vẫn có thể nhắn tin, gọi điện hay lướt web nhanh chóng như đang ở dưới mặt đất.

 

Theo đó thuê bao của nhà mạng có thể sử dụng dịch vụ thoại, SMS và GPRS trên một số chuyến bay của các hãng hàng không có cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, khách hàng vẫn được yêu cầu tắt thiết bị di động và điện tử vào lúc máy bay cất và hạ cánh. Khi máy bay đạt được độ cao ổn định trên 3.000m, phi hành đoàn hoặc bảng báo hiệu tại chỗ ngồi sẽ thông báo cho khách hàng thời điểm có thể sử dụng dịch vụ. Có một lưu ý là giá cước thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin trên máy bay rất đắt.

 

Với giả thuyết này, có thể, chuyến bay MH 370 của Malaysia đi Trung Quốc có cung cấp dịch vụ này nên một số khách hàng đã sử dụng và điện thoại của họ vẫn “online” bình thường dù đang trong hành trình bay.

 

cuối cùng, giả thuyết có thể trong trường hợp khẩn cấp trên máy bay, dù biết không được sử dụng điện thoại di động trong khi bay nhưng hành khách vẫn bật lên để gọi điện về đất liền cầu cứu người thân.

 

Tuy nhiên, trên đây vẫn chỉ là những giả thuyết được đặt ra để lý giải với những cuộc điện thoại của người thân hành khách đã gọi vào số điện thoại và nghe thấy chuông đổ dù không có người nghe. Theo một số nguồn tin quốc tế, liên tiếp trong hôm 9 và 10/3, gia đình một số người thân của 239 nạn nhân cho biết họ vẫn gọi được tới điện thoại di động của các thân nhân trên chuyến bay mất tích. Thậm chí, tài khoản của một số nạn nhân vẫn online trên mạng xã hội QQ của Trung Quốc.

 

Và nếu đây đúng là thông tin chính xác, thì nhờ những kết nối liên lạc thông qua các cuộc gọi điện tới hành khách trên chuyến bay mất tích, dù chỉ đổ chuông mà không có người nhận thì nếu dùng GPS để định vị chiếc điện thoại, các đơn vị tìm kiếm có thể truy tìm dấu vết của chiếc máy bay.

 

Vẫn có thể có những hy vọng sẽ tìm được chiếc chiếc máy bay của Malaysia, dù đến hôm nay, 13/3, đã sang ngày thứ 6 không có thông tin gì về MH 370.


Phan Lê

Ý kiến bạn đọc