Những công nghệ lỗi thời nhưng vẫn hữu ích

13:13, 13/03/2012
|

(VnMedia) - Công nghệ luôn luôn biến đổi và thay đổi không ngừng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những công nghệ hiện đại cố gắng thay đổi cuộc sống, vẫn còn những công nghệ cưỡng lại lưới hái của “thần chết”.

Dưới đây là những công nghệ lỗi thời nhưng vẫn chưa thể bị chôn vùi:

Điện thoại cố định

Ảnh minh họa

Điện thoại cố định đã được sử dụng như một phương tiện liên lạc chính trên toàn thế giới trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điện thoại di động hiện đã trở nên quá phổ biến và hầu như ai cũng có một chiếc di động. Số lượng điện thoại di động đã vượt quá điện thoại cố đinh. Điện thoại di động thuận tiện, dễ sử dụng và có thể sử dụng ở bất cứ đâu miễn là trong vùng phủ sóng.

Ngoài gọi điện, điện thoại di động còn có thể truy cập Internet hoặc thập chí thực hiện đàm thoại video,… Trên thực tế, có nhiều phiên bản mở rộng của điện thoại không dây dù không bị giới hạn phạm vi phủ sóng nhỏ.

Điều đó cho thấy, điện thoại cố định và thiết bị không phải điện thoại di động vẫn tiếp tục duy trì như sử dụng làm số liên lạc chính ở khắp nơi. Lý do đó có thể là vì điện thoại di động vẫn chưa đáng tin cậy như điện thoại cố định và tình trạng rớt cuộc gọi vẫn xảy ra giữa các cuộc đàm thoại do sóng yếu hoặc máy hết pin.

Ngoài ra, Internet (ADSL) trên mạng cố định vẫn khá phổ biến và đòi hỏi phải có một số điện thoại cố định để làm việc. Có nhiều dịch vụ yêu cầu người dùng cung cấp số điện thoại cố định thay vì điện thoại di động để đăng ký. Quan trọng nhất, điện thoại cố định không bị làm phiền bởi các dịch vụ quảng cáo tiếp thị qua điện thoại như điện thoại di động thường nhận tin nhắn rác.

Máy fax

Ảnh minh họa


Giống như điện thoại cố định, máy fax tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường. Các doanh nghiệp thích chức năng này mặc dù có nhiều phương thức mới hơn và nhanh hơn như email và thậm chí việc gửi fax còn gây lãnh phí giấy, thời gian và tiền bạc. Trên thực tế nhiều công ty vẫn nhận và gửi fax thay vì sử dụng email do ảo tưởng đó là cách chính thống cho văn bản gốc. Liệu công nghệ này có bị khai tử như các công nghệ lạc hậu khác, chẳng hạn như điện báo.

Điện thoại di động đơn giản

Ảnh minh họa

Hiện nay Smartphone được trang bị màn hình cảm ứng lộng lẫy với kích thước rộng hơn và hệ điều hành với nhiều khả năng giống như máy tính để bàn. Tuy nhiên các điện thoại cũ hoặc sản phẩm không phải smartphone vẫn tiếp tục tồn tại. Các dòng điện thoại này vẫn có thể thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn nhưng smartphone có thể làm được nhiều hơn thế. Có lẽ sự đơn giản sẽ biến chúng đi vào quên lãng nhưng đa phần những người dùng bình dân vẫn lựa chọn sản phẩm này vì giá thành rẻ và sử dụng đơn giản.

Ổ cứng cơ

Ảnh minh họa


Trong khi vẫn còn quá sớm để nói trước điều này nhưng ổ cứng cơ vẫn bị liệt vào danh sách công nghệ lỗi thời. Ổ trạng thái rắn (SSD) nổi tiếng với tốc độ nhanh hơn, chạy êm hơn, nhỏ hơn, bền hơn và ngốn ít điện hơn ổ cứng cơ.

Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy ổ cứng cơ học xuất hiện với khả năng lưu trữ tăng lên. Lý do chính là giá trên mỗi đơn vị dung lượng của nó rẻ hơn nhiều so với ổ SSD, cho dù giá của SSD đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù điều này có thể thay đổi tương lai, ổ cứng cơ sẽ tiếp tục tồn tại nếu tiếp tục xuất hiện với dung lượng lớn hơn và giá thấp hơn đáng kể so với SSD.

Đĩa quang

Ảnh minh họa

Âm nhạc và các bộ phim được phân phối qua các định dạng số nhưng chúng vẫn được bán qua đĩa CD, DVD và Blu-ray. Một lý do các dạng đĩa này vẫn tồn tại là một lượng lớn người tiêu dùng vẫn sử dụng ổ đĩa quang để truy cập nội dung đa phương tiện.

Hơn nữa, các định dạng số dễ bị vi phạm bản quyền tuy nhiên vẫn có các trang bán nội dung số trên mạng vẫn quản lý được sự vi phạm đó. Trong tương lai, phim ảnh và âm nhạc cũng như phần mềm sẽ được bán trực tuyến và người dùng sẽ phải trả tiền để tải về máy tính.

Thiết bị đa phương tiện cầm tay

Ảnh minh họa


Ngày nay smartphone được trang bị màn hình màu cỡ lớn hơn, có khả năng chạy các tệp tin video cũng như nghe nhạc. Tuy nhiên các thiết bị đa phương tiện cầm tay (PMP) vẫn được bán ra thị trường. Những người yêu thích thiết bị này cho rằng, chúng mỏng hơn, rẻ hơn và chất lượng video và âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên, smartphone hiện nay có thể vượt qua các tiêu chuẩn đó và dần làm thiết bị này trở nên lỗi thời.

TV 3D

Ảnh minh họa


Công nghệ video 3D đã tồn tại ít nhất 2 thế kỷ, bắt đầu từ hình ảnh lập thể. Theo thời gian, chúng đã trải qua một thời kỳ hồi sinh và chôn vùi. Từ bộ phim công nghệ 3D Avatar của James Cameron đã hồi sinh công nghệ 3D. Các nhà sản xuất TV đã quyết định tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh TV 3D. Tuy nhiên dòng sản phẩm này vẫn bị hạn chế do nội dung 3D thiếu và người xem không thích phải mang kính chuyên dụng. Tuy vậy, sản phẩm này vẫn tồn tại trên thị trường mà chưa thể bị xếp vào quên lãng.


Tuệ Minh - (Theo PCW)

Ý kiến bạn đọc