Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

0
0

 - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp ICT, công nghiệp công nghệ số; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp số; đóng góp vào chuyển đổi số, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác hiệu quả, làm chủ các công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0… để giải quyết các bài toán phát triển của Việt Nam.

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ (về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng), Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ (về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025), Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025: Trong đó có giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Luật Công nghiệp công nghệ số cần được nghiên cứu, xây dựng để kịp thời bổ sung, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo thuận lợi, khuyến khích đủ mạnh để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước.

Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ giải quyết tồn tại, bất cập trong thi hành quy định về công nghiệp công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin; đề xuất chính sách đột phá nhằm thúc đẩy phát triển đồng thời hạn chế những rủi ro nếu có trong các hoạt động công nghiệp công nghệ số; Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số thành một ngành kinh tế có đóng góp lớn cho kinh tế đất nước; Chuyển dịch các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ yếu từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất và làm chủ công nghệ lõi; Tạo thị trường cho công nghiệp công nghệ số và thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước;

Dự án Luật nhằm mục đích thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Thay thế các nội dung về công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT trong Luật Công nghệ thông tin bằng các nội dung của Luật Công nghiệp công nghệ số.

Thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.

Luật Công nghiệp công nghệ số quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: Hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ yếu.

Đối tượng áp dụng của luật là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số có bố cục gồm 06 chương, 90 điều. Cụ thể:

Chương I. Những quy định chung (gồm 06 điều: từ Điều 1 đến Điều 6);

Chương II. Hoạt động công nghiệp công nghệ số và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 07 điều: từ Điều 7 đến Điều 13);

Chương III. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số (gồm 14 mục, 45 điều: từ Điều 14 đến Điều 58);

Chương IV. Thúc đẩy, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 05 mục, 27 điều: từ Điều 59 đến Điều 85);

Chương V. Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số (gồm 02 điều: Điều 86 và Điều 87);

Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều: từ Điều 88 đến Điều 90).

Luật ban hành nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đồng thời, khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Thay thế các nội dung về công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT trong Luật Công nghệ thông tin bằng các nội dung của Luật Công nghiệp công nghệ số. Thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.

Hiện, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân trong và ngoài nước từ 02/7/2024 tới ngày 02/9/2024.

PV


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.